| Hotline: 0983.970.780

Bảo quản cá bằng vật liệu Composite

Thứ Năm 09/12/2010 , 10:48 (GMT+7)

Sau khi cải tạo hầm bảo quản thuỷ sản, các chuyến đi biển đều đạt kết quả khả quan so với trước, chất lượng sản phẩm tốt hơn nên giá bán được cao hơn, tăng hiệu quả kinh tế.

Quảng Bình có gần 5.000 tàu tham gia khai thác hải sản trên biển, trong đó có gần 1.000 tàu khai thác xa bờ; sản lượng đánh bắt hàng năm trên 30.000 tấn, chủ yếu phục vụ xuất khẩu và công nghiệp chế biến. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng sản phẩm trong quá trình bảo quản là rất cần thiết. Để giúp người dân bảo quản sản phẩm sau khai thác đảm bảo ATVSTP, đồng thời giảm chi phí sản xuất, kéo dài thời gian chuyến biển, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh đã thực hiện mô hình bảo quản sản phẩm trên tàu cá bằng vật liệu Composite.

Tham quan hầm tàu cá bằng vật liệu Composite của ông Lê Thanh Bình.

Mô hình được thực hiện trên 2 tàu của hộ ông Lê Thanh Bình và Nguyễn Văn Thăng tại xã Thanh Trạch (Bố Trạch). Trên cơ sở hầm bảo quản cũ, các chủ tàu đã dỡ bỏ lớp xốp thông thường rồi thay bằng lớp xốp tông, tiếp đến lớp ván dày 3cm, ngoài lớp ván được sơn 3 lớp Composite chống thấm và cách nhiệt. Kết cấu của hầm được lót xung quanh bằng vật liệu Composite rất thuận tiện cho công tác vệ sinh, không thấm nước, do đó hạn chế việc giảm chất lượng sản phẩm.

Sau khi cải tạo hầm bảo quản thuỷ sản, các chuyến đi biển đều đạt kết quả khả quan so với trước, chất lượng sản phẩm tốt hơn nên giá bán được cao hơn, tăng hiệu quả kinh tế. Tỷ lệ sản phẩm kém chất lượng giảm rất nhiều, trước đây là 30%, nay chỉ còn 5%. Lượng đá lạnh trước đây mỗi chuyến đi biển cần 350 cây, nay chỉ cần sử dụng khoảng 300 cây, do đó có thể kéo dài thời gian chuyến biển thêm từ 2-3 ngày.

Kết quả sau 6 tháng thực hiện mô hình đạt được hiệu quả khá cao. Đối với hộ ông Lê Thanh Bình đã đi được 7 chuyến biển (55 ngày biển), sản lượng thu 52 tấn, doanh thu 572 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi 358 triệu đồng. Hộ ông Nguyễn Văn Thăng đi được 7 chuyến biển (51 ngày biển), sản lượng thu trên 50 tấn, doanh thu 543 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi 368 triệu đồng. Tuy nhiên, theo ông Lê Thanh Bình, hình thức bảo quản mới nên người dân chưa có điều kiện để đánh giá và so sánh hiệu quả rộng rãi; chi phí đầu tư lại lớn, từ 210 - 250 triệu đồng/3 hầm/tàu nên bà con ngư dân ít có khả năng để đầu tư.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.