| Hotline: 0983.970.780

Báo động đạo ôn bùng phát diện rộng ở Hà Tĩnh

Thứ Ba 20/03/2018 , 08:21 (GMT+7)

Do thời tiết âm u, sương mù nhiều như hiện nay nên công tác phòng trừ gặp phải nhiều khó khăn. Dự báo diện tích nhiễm đạo ôn lá trên lúa Xuân ở Hà Tĩnh tiếp tục tăng, là mối đe dọa lặp lại sự cố mất mùa như vụ lúa Xuân 2017.

17-34-29_1
Vụ lúa Xuân 2017, bệnh đạo ôn cổ bông đã gây nên tình trạng mất mùa chưa từng có tại Hà Tĩnh

Ông Nguyễn Tống Phong, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV Hà Tĩnh cho hay, kết thúc thời kỳ đẻ nhánh vụ lúa Xuân năm ngoái, diện tích lúa bị nhiễm đạo ôn lá chỉ giao động quanh mức 2.000ha. Tuy nhiên, vụ Xuân năm nay, do thời vụ gieo cấy chậm hơn khoảng 7 ngày nên thời điểm này lúa mới bắt đầu chớm đẻ nhánh nhưng đã có đến hơn 1.800ha bị nhiễm đạo ôn lá, tập trung nhiều ở các huyện Cẩm Xuyên (hơn 1.000ha), Đức Thọ (Hơn 400ha);...

“Mấy hôm nay thời tiết âm u liên tục, đêm và sáng sương mù nhiều nên việc phun thuốc phòng trừ giảm hẳn hiệu quả. Đặc biệt, sau Tết bà con tập trung tỉa dặm, bón thúc đẻ nhánh nên lúa đang giàu dinh dưỡng, có những diện tích thừa đạm nên thời gian tới diện tích nhiễm bệnh đạo ôn lá dự báo tiếp tục tăng. Đây là nguồn gây bệnh đạo ôn cổ bông”, ông Phong nói.

Gần tuần nay bà con nông dân thôn Trung Dương, Trung Tiến, xã Cẩm Dương (huyện Cẩm Xuyên) chủ yếu đứng ngoài đồng phun thuốc trừ bệnh đạo ôn trên lúa. Những vết bệnh xuất hiện rải rác nhưng chỉ sau vài ngày đã lan rộng ra 3/9 thôn, gồm Trung Dương, Trung Tiến và Trung Đoài. Diện tích nhiễm tăng lên từng ngày, đến nay đã có hơn 25 ha, chủ yếu gây hại trên giống lúa VTNA2 và đang có xu hướng phát sinh thêm.

Bà Nguyễn Thị Vân, thôn Trung Dương vừa phun xong sào ruộng cho biết, rút kinh nghiệm từ vụ đạo ôn cổ bông năm ngoái, cách đây mấy ngày ra thăm đồng bà phát hiện lúa xuất hiện vết bệnh đạo ôn trên lá nên nhanh chóng mua thuốc về phun phòng trừ. Hiện bà đã phun phòng trừ được 7/7 sào.

Khác với bà Vân, hộ anh Lê Văn Thương, cùng xã Cẩm Dương do diện tích sản xuất lớn, bệnh lây lan nhanh cộng với thời tiết bất thuận nên đến nay anh mới phun được 4/10 sào. “Bữa giờ trời không nắng, đêm và sáng sương mù nhiều nên thuốc phun xong không đạt hiệu quả. Tôi đang lo vài hôm nữa không có nắng để phun phòng thì diện tích còn lại chắc sẽ nhiễm bệnh hết”, anh Thương nói.

17-34-29_2
Để không lặp lại sự cố nông dân Hà Tĩnh đang dốc sức phun thuốc phòng trừ đạo ôn trên lá

Trao đổi với NNVN, trưởng thôn Trung Tiến Nguyễn Trọng Hưng cho hay, sau khi cơ quan chuyên môn khuyến cáo, bà con trong thôn đã tiến hành phun phòng đạo ôn trên lá đợt 1 được 2/3 tổng diện tích, tuy nhiên với diễn biến bệnh phức tạp, ông đang lo sẽ lặp lại kịch bản đạo ôn cổ bông như vụ Xuân 2017. “Diện tích nhiễm bệnh lớn, các vết bệnh cấp tính xuất hiện nhiều nên nguy bùng phát diện rộng rất cao và có thể xảy ra cháy lụi nếu không phun kịp thời”, ông Hưng nhấn mạnh.

Được biết, đến thời điểm này, toàn huyện Cẩm Xuyên có đến hơn 1.100ha lúa bị nhiễm bệnh đạo ôn lá. Bệnh tập trung gây hại trên nhóm giống VTNA2, VTNA6, Nếp 98 với tỷ lệ bệnh có nơi 30- 40%. Còn tại, Đức Thọ, Nghi Xuân, bệnh xuất hiện đầu tiên trên giống P6, Xi23, NX30, các địa phương này đã phát công lệnh cảnh báo nguy hiểm và chỉ đạo người dân tiến hành phun thuốc phòng trừ.

Anh Đinh Thành Công, xã Đức Thủy, huyện Đức Thọ cho biết, gia đình anh gieo cấy hơn 1,3 mẫu ruộng, chủ yếu sử dụng nhóm giống thuộc trà xuân trung và đầu xuân muộn nên giai đoạn lúa đẹp nhất thì cũng là lúc bệnh đạo ôn phát sinh gây hại. Để tránh lặp lại sự cố mất mùa năm ngoái, gần một tuần nay hầu như ngày nào anh cũng ra thăm đồng. “Diện tích nào có nguy cơ tôi cũng mua thuốc về phun ngay, không thể chủ quan như năm ngoái”, anh Công nói.

Không bị động trong phòng chống dịch bệnh

Cuối tuần qua Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn đã chủ trì cuộc họp bổ cứu công tác phòng chống dịch bệnh. Tại đây, cơ quan chuyên môn nhận định, bệnh đang có chiều hướng phát triển và tiềm ẩn nguy cơ cao bùng phát thành dịch. Đặc biệt, 4 chủng nòi đạo ôn mới trên địa bàn Hà Tĩnh được phát hiện khác với chủng nòi đã giám định vào năm 2009.

“Bệnh phát sinh chủng nòi mới nên tất cả các giống lúa đều có thể là “tầm ngắm” của bệnh đạo ôn. Nhất là đối với những giống đã nhiễm bệnh và các vùng có tập quán gieo cấy sớm”, PGĐ Sở NN-PTNT Nguyễn Tuấn Thanh cảnh báo.

Ông Đặng Ngọc Sơn yêu cầu ngành NN-PTNT và các địa phương phải nâng cao trách nhiệm, tăng cường dự báo dịch bệnh, nhất quyết không để tình huống bị động với đạo ôn như vụ xuân 2017. Kịp thời cập nhật diễn biến từng thời điểm, phổ biến chuyên môn sâu đến toàn thể bà con. Đặc biệt, khuyến cáo nông dân không chủ quan với dịch bệnh, phòng trừ theo đúng hướng dẫn.

 

Xem thêm
Chăn nuôi lợn tuần hoàn, công nghệ cao để an toàn, bền vững

HẢI PHÒNG Mô hình chăn nuôi tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao là một điển hình thành công mà còn mở ra hướng đi bền vững, tất yếu cho người chăn nuôi tại Hải Phòng.

Lợn chết như ngả rạ, nhiều hộ chăn nuôi điêu đứng

LÀO CAI Tại xã Quy Mông hàng chục hộ dân đang rơi vào cảnh điêu đứng khi dịch tả lợn Châu Phi bùng phát. Lợn bệnh, lợn chết la liệt, nhiều trang trại đã trống chuồng.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Cần hoàn thiện thông tin về nông hộ để ngành cà phê đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Biến phụ phẩm thủy sản thành 'vàng xanh': [Bài 3] Biến vỏ sò, ốc biển thành trang sức giá trị cao

TP.HCM Không chỉ xương cá, vỏ tôm… vỏ sò, ốc cũng được các nghệ nhân tận dụng hiệu quả, tái chế thành quà lưu niệm, trang sức có giá trị cao.

Cần Thơ trồng 5 ha rừng ngập mặn trên đất bãi bồi ven biển

Trồng và bảo vệ rừng hiện không còn là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và môi trường mà trở thành trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất