| Hotline: 0983.970.780

Bàn giao lồng HDPE cho người nuôi thủy sản Quảng Nam

Thứ Hai 09/10/2023 , 19:00 (GMT+7)

Việc sử dụng lồng nuôi HDPE sẽ giúp các hộ dân yên tâm trước ảnh hưởng của gió bão cũng như góp phần thay đổi diện mạo nghề nuôi cá lồng bè của địa phương.

Ngày 9/10, Công ty Cổ phần Tập đoàn STP Group và Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Nam tổ chức bàn giao 2 cụm 6 ô lồng vuông HDPE 5X5m cho các hộ dân làm nghề nuôi trồng thủy sản trên địa bàn. Những hộ dân được bàn giao các cụm ô lồng lần này là ông Nguyễn Tiến Vân và bà Nguyễn Thị Ly Ly (trú thôn Xuân Mỹ, xã Tam Hải, huyện Núi Thành); ông Đỗ Văn Lộc và ông Đỗ Văn Thảo (trú thôn Hòa Bình, xã Tam Hòa, huyện Núi Thành).

STP Group phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Nam bàn giao cụm lồng HDPE cho các hộ dân ở huyện Núi Thành. Ảnh: L.K.

STP Group phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Nam bàn giao cụm lồng HDPE cho các hộ dân ở huyện Núi Thành. Ảnh: L.K.

Đây là chương trình khuyến nông năm 2023 của tỉnh Quảng Nam về hỗ trợ người dân xây dựng mô hình nuôi cá nước mặn, nước lợ lồng bè bằng nhựa HDPE. Theo đó, kinh phí đầu tư cho 2 cụm lồng bè lần này là 480 triệu đồng. Trong đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ từ 50 - 70%, số còn lại là vốn đối ứng của các hộ dân tham gia. 

Việc bàn giao lồng HDPE lần này thể hiện tinh thần nỗ lực thúc đẩy các mô hình mới, công nghệ mới cho nghề nuôi trồng thủy sản tỉnh Quảng Nam. Các hộ nuôi được tiếp cận và sử dụng lồng nuôi thân thiện với môi trường, lồng có độ bền lên đến 50 năm. Từ đó, các địa phương sẽ nhanh chóng thay đổi diện mạo nghề nuôi cá lồng bè với năng suất cao hơn và yên tâm tuyệt đối trước gió bão.

Trước đó, vào 4/4/2023, STP Group cũng đã hạ thủy và bàn giao dự án lồng HDPE đầu tiên tại xã Tam Hải (huyện Núi Thành) với đủ các sản phẩm từ lồng tròn HDPE, lồng vuông HDPE, lồng chữ nhật HDPE cho các hộ nuôi thủy sản tại đây.

Theo ông Nguyễn Đình Huỳnh, Giám đốc kỹ thuật thi công của STP Group, Tam Hải là một trong những xã rất tiềm năng về nuôi trồng thủy sản và được lãnh đạo tỉnh Quảng Nam cũng như Khuyến nông Quảng Nam đặc biệt quan tâm hỗ trợ, khuyến khích bà con tiếp cận với các giải pháp nuôi trồng tiên tiến nhất.

“Là doanh nghiệp tiên phong trong các giải pháp về hạ tầng biển, STP Group rất vinh dự được tham gia vào các dự án lồng HDPE của Khuyến nông Quảng Nam.

Tại huyện Núi Thành, chúng tôi cũng đã triển khai rất nhiều lồng tròn, lồng vuông HDPE và được lãnh đạo địa phương cũng như ngư dân tin tưởng về chất lượng sản phẩm và sự tư vấn chu đáo. Với những kết quả đó, STP Group hi vọng sẽ cùng chính quyền địa phương từng bước đưa ngành nuôi trồng thủy sản của tỉnh Quảng Nam phát triển theo hướng bền vững, hiện đại”, ông Huỳnh nói.

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.