| Hotline: 0983.970.780

Tập huấn nuôi biển công nghiệp bằng lồng HDPE

Thứ Tư 28/06/2023 , 08:26 (GMT+7)

NINH THUẬN Các chủ cơ sở nuôi thủy sản ở các tỉnh ven biển miền Trung được tập huấn về kỹ năng thiết lập cơ sở nuôi biển công nghiệp bằng lồng HDPE.

Công nhân và các chủ cơ sở nuôi thủy sản được tập huấn kỹ năng thiết lập cơ sở nuôi biển công nghiệp bằng lồng HDPE. Ảnh: Nguyễn Cơ.

Công nhân và các chủ cơ sở nuôi thủy sản được tập huấn kỹ năng thiết lập cơ sở nuôi biển công nghiệp bằng lồng HDPE. Ảnh: Nguyễn Cơ.

Lồng bè nhựa từ vật liệu HDPE chưa được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam, nhưng từ lâu các nước tiên tiến đã áp dụng rất thành công trong nuôi biển. Nhằm giúp các cơ sở nuôi biển có điều kiện tiếp cận thực tế và đánh giá đúng những ưu điểm của mô hình nuôi bằng vật liệu lồng HDPE và có kế hoạch về chi phí vận hành, phương thức tổ chức cho trại nuôi biển đáp ứng nhu cầu, Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam (VSA) phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp (VCCI) Việt Nam tại TP.HCM vừa tổ chức lớp tập huấn về kỹ năng thiết lập cơ sở nuôi biển công nghiệp cho chủ cơ sở và công nhân các tỉnh ven biển miền Trung.

Lớp học tổ chức tại Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận, với sự tham gia của 30 học viên là viên chức các đơn vị trực thuộc Sở NN-PTNT Ninh Thuận và chủ cơ sở nuôi đến từ các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.

Tại lớp tập huấn, các học viên được các giảng viên cung cấp những kiến thức về phương thức nuôi cá biển công nghiệp; xác định được yêu cầu kỹ thuật đối với việc lắp lồng HDPE cỡ nhỏ; các loại chi phí đầu tư và vận hành đáp ứng kỹ thuật... và những kỹ năng lập bảng thu chi; tổ chức sản xuất cho một vụ nuôi. Phần thực hành lắp đặt lồng HDPE nuôi cá biển được học viên đánh giá rất bổ ích và thiết thực.

Qua lớp tập huấn, học viên nhận thấy nuôi biển bằng lồng HDPE có nhiều ưu thế hơn lồng gỗ, đó là có thể nằm độc lập, giúp vùng nuôi thông thoáng, tạo môi trường nuôi tốt hơn. Hơn nữa, lồng nuôi HDPE được đánh giá thân thiện với môi trường và có độ bền cao hơn rất nhiều so với lồng truyền thống.

Đặc biệt, với sức chống chịu sóng gió, lồng HDPE có thể đặt nuôi tại các vùng biển hở, xa bờ, giúp đàn cá nuôi sinh trưởng và phát triển tốt, từ đó nâng cao được tỷ lệ sống. Với lợi ích kinh tế và tính bền vững, những kiến thức được trang bị sẽ giúp các chủ cơ sở có thêm động lực, quyết tâm chuyển đổi mô hình nuôi biển từ bè gỗ truyền thống sang nuôi bằng lồng HDPE nhằm giảm thiểu rủi ro khi thiên.

Xem thêm
Ngan sao Đầm Hà: Sản phẩm OCOP tiềm năng

Ngan sao Đầm Hà là giống vật nuôi bản địa được nhân rộng theo chuỗi liên kết, mở ra hướng đi bền vững cho phát triển chăn nuôi địa phương.

Phòng chống dịch tả lợn Châu Phi từ cơ sở giết mổ

GIA LAI Trước tình hình dịch tả lợn Châu Phi diễn biến phức tạp, ngành chức năng Gia Lai tăng cường phòng chống, đặc biệt là từ cơ sở giết mổ động vật tập trung.

Trồng xen ca cao trong vườn dừa, lợi đôi đường

VĨNH LONG Mô hình này tận dụng hiệu quả diện tích, cải thiện hệ sinh thái đất, duy trì độ ẩm, giảm xói mòn rửa trôi, năng suất dừa cũng tăng so với trồng chuyên canh.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiếm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp vùi phân

SƠN LA Phương pháp bón vùi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Đánh thức tiềm năng du lịch sinh thái rừng đặc dụng

Thái Nguyên Vườn quốc gia Ba Bể, Khu dự trữ thiên nhiên Kim Hỷ và Khu bảo tồn loài – sinh cảnh Nam Xuân Lạc là những viên ngọc giữa đại ngàn đang dần được đánh thức.

Bình luận mới nhất