| Hotline: 0983.970.780

Ô nhiễm môi trường - 'kẻ thù' của nuôi biển

Thứ Ba 06/06/2023 , 16:26 (GMT+7)

Môi trường nuôi trồng thủy sản trong các các đầm, vịnh, vùng ven biển trên địa bàn tỉnh Phú Yên ngày càng ô nhiễm, bởi nhiều bất cập, tồn tại.

Với bờ biển dài, nhiều đậm vịnh, tỉnh Phú Yên đã hình thành nghề nuôi trồng thủy sản từ những năm 1990 và đến nay phát triển khá mạnh với hơn 110.000 lồng nuôi trên diện tích khoảng 1.500 ha mặt nước. Các đối tượng nuôi chính gồm tôm hùm, cá biển các loại với hình thức nuôi chủ yếu bằng lồng, bè kiểu truyền thống.

Vùng nuôi trồng thủy sản trên biển ở tỉnh Phú Yên chủ yến gần ven bờ. Ảnh: KS.

Vùng nuôi trồng thủy sản trên biển ở tỉnh Phú Yên chủ yến gần ven bờ. Ảnh: KS.

Vùng nuôi hiện tập trung chủ yếu ở các đầm, vịnh kín sóng gió như: Xuân Đài, Cù Mông (thị xã Sông Cầu), các vùng biển hở ven bờ tại các xã An Ninh Đông, An Hòa Hải và An Chấn (huyện Tuy An) và vịnh Vũng Rô (thị xã Đông Hòa).

Theo Sở NN-PTNT Phú Yên, năm 2022, sản lượng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn ước gần 17.000 tấn tấn tăng hơn 12% so với cùng kỳ năm trước, trong đó tôm hùm nuôi đạt khoảng 1.750 tấn.

Có thể nói nghề nuôi trồng thủy sản trên biển trên địa bàn tỉnh Phú Yên không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi, mà góp phần không nhỏ trong cơ cấu kinh tế nông lâm thủy sản tỉnh này. Tuy nhiên bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần được khắc phục trong thời gian tới.

Thức ăn (con cháy) cho tôm hùm ăn. Ảnh: KS.

Thức ăn (con cháy) cho tôm hùm ăn. Ảnh: KS.

Vấn đề này ông Nguyễn Tri Phương, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Phú Yên, thừa nhận và cho biết hoạt động nuôi thủy sản bằng lồng bè trên biển phát sinh một lượng lớn chất thải như túi nilon đựng thức ăn, bao thuốc, thức ăn thừa, xác tôm lột...

Mặc dù tỉnh đã triển khai một số mô hình thu gom rác thải từ nuôi trồng thủy sản nhưng chưa được duy trì thường xuyên. Cũng như chưa có khung giá dịch vụ thu gom rác thải, trong khi địa phương thiếu kinh phí và lực lượng tổ chức thu gom rác thải trên biển.

Mặt khác do thiếu quy hoạch vùng nuôi, quản lý còn bất cập cùng với ý thức chấp hành pháp luật trong hoạt động nuôi trồng thủy sản của đa số người nuôi chưa cao như tự phát nuôi vượt quá sức tải môi trường, chất thải từ nuôi trồng chưa được thu gom, xử lý. Vì vậy môi trường các đầm, vịnh, vùng biển ven ngày càng ô nhiễm.

Trước những tồn tại, hạn chế trên, Sở NN- PTNT Phú Yên đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 44 ngày 25/02/2020 về thực hiện, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện quy hoạch nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006-2018 theo Kết luận 360 ngày 22/11/2019 của Ban thường vụ Tỉnh ủy.

Người nuôi trồng thủy sản cần chung tay bảo vệ môi trường. Ảnh: KS.

Người nuôi trồng thủy sản cần chung tay bảo vệ môi trường. Ảnh: KS.

Theo đó, UBND tỉnh Phú Yên giao nhiệm vụ cho các sở, ngành, địa phương triển khai sắp xếp lại lồng, bè nuôi trồng thủy sản trên địa bàn quản lý, trước mắt không để phát sinh thêm ao đìa, lồng, bè.

Về phía Sở NN-PTNT, ông Nguyễn Tri Phương cho biết, đã lập phương án chi tiết nuôi trồng thủy sản lồng bè trên vịnh Xuân Đài, cùng với đó đang triển khai xây dựng Đề án tổng thể phát triển ngành nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Mục tiêu đề án sẽ đảm bảo sắp xếp, cơ cấu lại tổng thể các vùng nuôi một cách thích hợp nhằm tận dụng tối đa tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh theo hướng hiệu quả cao nhưng bền vững về môi trường, hài hòa với sự phát triển của các ngành kinh tế khác.

Người nuôi có thể tham khảo mô hình nuôi thủy sản bằng lồng HDPE thân thiện môi trường trên vịnh Vân Phong (Khánh Hòa). Ảnh: KS.

Người nuôi có thể tham khảo mô hình nuôi thủy sản bằng lồng HDPE thân thiện môi trường trên vịnh Vân Phong (Khánh Hòa). Ảnh: KS.

Trước mắt, để hạn chế tác động môi trường và mang lại hiệu quả bền vững cho người nuôi, Sở NN-PTNT đã khuyến cáo người nuôi tuân thủ các quy định quản lý của nhà nước trong nuôi trồng thủy sản. Chẳng hạn như nuôi theo quy hoạch, áp dụng quy trình, công nghệ tiên tiến, mô hình nuôi mới hạn chế lượng chất thải phát sinh trong quá trình nuôi, xử lý rác thải, nước thải không xả thải ra môi trường. Cũng như sử dụng các loại vật liệu bền, an toàn môi trường để làm lồng bè thay cho lồng bè truyền thống hiện nay.

Theo ông Nguyễn Tri Phương, hiện nay một số mô hình nuôi trồng thủy sản thân thiện với môi trường như nuôi trong bể trên bờ theo công nghệ tuần hoàn RAS; nuôi bằng lồng HDPE hoặc mô hình giảm mật độ nuôi tôm cá, nuôi xen ghép đa loài để tự làm sạch môi trường như trồng rong, nuôi các loài 2 mảnh vỏ ăn lọc…

Ngoài ra, tỉnh Phú Yên đang định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản ở vùng biển mở xa bờ, nơi có độ sâu lớn để thay thế vùng nuôi trong đầm, vịnh sau khi giải tỏa sắp xếp lại vùng nuôi.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.