| Hotline: 0983.970.780

Bắc Hà lần đầu phát triển mô hình nuôi ngựa bạch

Thứ Năm 21/07/2022 , 13:01 (GMT+7)

Lần đầu tiên huyện vùng cao Bắc Hà tỉnh Lào Cai triển khai mô hình nuôi ngựa bạch với kỳ vọng cải thiện thu nhập cho người dân.

Nuôi ngựa bạch mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân ở Bắc Hà, Lào Cai. Ảnh: HĐ.

Nuôi ngựa bạch mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân ở Bắc Hà, Lào Cai. Ảnh: .

Ông Đặng Hùng Cương, Chủ tịch UBND xã Bản Liền (huyện Bắc Hà, Lào Cai) cho biết, đây là lần đầu tiên mô hình nuôi ngựa bạch được triển khai trên địa bàn xã thay thế cho việc người dân nuôi ngựa tự phát.

Với việc liên kết các hộ nông dân cùng tham gia mô hình nuôi ngựa bạch sẽ giúp đẩy mạnh quy mô, tăng đàn, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, nâng cao năng suất chất lượng giá trị sản phẩm.

Trong những năm qua bà con nhân dân trên địa bàn xã Bản Liền đã tận dụng lợi thế bãi chăn thả rộng lớn, nguồn thức ăn dồi dào, để phát chăn nuôi ngựa bạch mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu nhập tăng lên.

Tuy nhiên, việc liên kết giúp các hộ chăm nuôi ngựa bạch có chuỗi liên kết trong tiêu thụ sản phẩm, tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi, sớm đăng ký nhãn hiệu tập thể. Đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm từ ngựa của địa phương và giúp các đoàn kết giúp đỡ nhau cùng phát triển chăm nuôi.

Ông Vàng A Mái ở thôn Đội 3, xã Bản Liền (huyện Bắc Hà) đã nhiều năm nay nuôi ngựa bạch và coi đây như một nguồn thu nhập thay vì nuôi con trâu, con bò. Vì là ngựa bạch của Bắc Hà nên chúng rất khỏe, ít bệnh, người nuôi không tốn nhiều công sức chăm sóc.

"Gia đình tôi hiện nuôi 4 con ngựa bạch. Con nào con nấy cũng đều khỏe mạnh cả. Hằng ngày chỉ việc thả chúng để ngựa tự ăn cỏ, không phải chăm sóc gì đặc biệt. Ngựa bạch Bắc Hà rất phù hợp với nuôi tự nhiên", ông Vàng A Mái nói.

Hiện nay, trên địa bàn xã Bản Liền có 18 hộ nuôi nhưng chỉ có 28 con ngựa bạch cả to và nhỏ. Trong đó, đầu ra của ngựa bạch chủ yếu là làm thực phẩm và nấu cao ngựa bạch. Đây cũng là xã có nhiều ngựa bạch nhất Bắc Hà. Do đó, với mô hình liên kết, xã cũng như chính quyền huyện Bắc Hà kỳ vọng mô hình ngựa bạch sẽ được nhân rộng qua đó mang lại thu nhập tốt nhất cho người dân.

Tuy nhiên, người dân mong muốn sẽ có chính sách cụ thể hỗ trợ họ để nuôi ngựa bạch, giúp tăng đàn nhanh. Bởi do thiếu vốn, khi ngựa bạch lớn, người dân thường đem bán ngựa bạch để lấy tiền chi phí sinh hoạt gia đình. Vì vậy, trong nhiều năm, số lượng ngựa trên địa bàn xã này chỉ duy trì khoảng 20 con, chưa thể tăng số lượng.

Ngựa bạch hiện nay đang rất có giá, trung bình một con ngựa bạch to, đẹp có thể bán được từ 70-100 triệu đồng. Ảnh: HĐ.

Ngựa bạch hiện nay đang rất có giá, trung bình một con ngựa bạch to, đẹp có thể bán được từ 70-100 triệu đồng. Ảnh: .

Với việc ngựa bạch có thể tham gia trình diễn, đua ngựa hằng năm, ông Đặng Hùng Cương cho rằng, ngựa ở Bản Liền thường sợ ô tô do không được ra đường thường xuyên nên đây cũng là một bài toán nan giải. Ngoài ra, ngựa bạch Bắc Hà là giống ngựa bản địa, việc nuôi cũng có tác dụng bảo tồn giống ngựa của địa phương.

Để để mô hình tiếp tục phát triển trong thời gian tới Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Bắc Hà Nguyễn Thị Nga đề nghị các hộ dân, cấp ủy xã Bản liền cần tận dụng các nguồn vốn vay ưu đãi từ các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2022-2030 và các chương trình hỗ trợ từ chương trình Nghị quyết 10 của Ban thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai về phát triển nông nghiệp, nông thôn để tiếp tục phát triển đàn ngựa bạch trên địa bàn gắn với phát triển du lịch bản địa; liên kết sản suất với các cơ sở bên ngoài để xây dựng thương hiệu, sớm đăng ký bảo hộ thương hiệu.

Với mô hình chăm nuôi ngựa bạch trên địa bàn xã Bản Liền cũng là mô hình nuôi ngựa bạch đầu tiên của huyện Bắc Hà sẽ giúp người dân tiếp cận kỹ thuật về việc chăm sóc, nuôi dưỡng, chọn con giống, qua đó giúp phát triển vùng sản xuất hàng hóa, chăn nuôi tập trung bền vững, tạo việc làm cho lao động, tăng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo cho người dân địa phương.

Xem thêm
Hơn 2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh

QUẢNG NINH Giai đoạn chuyển mùa khiến dịch bệnh trên thủy sản nguy cơ bùng phát mạnh, Quảng Ninh vừa ghi nhận 2,2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh.

Chú trọng biện pháp sinh học phòng trừ sâu róm hại táo

NINH THUẬN Biện pháp rất quan trọng là tăng cường bảo vệ thiên địch, hạn chế dùng thuốc hóa học, không phát dọn sạch thực bì trong vườn, tăng cường trồng cây phân xanh, cây họ đậu

Sản xuất cà phê sạch, bền vững

Dự án thúc đẩy sản xuất cà phê bền vững, tập trung quản lý chất thải, nâng cao nhận thức nông dân sau gần 2 năm triển khai đã đạt nhiều kết quả tích cực.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Bàn giải pháp phát triển nông nghiệp, thủy sản tuần hoàn

KIÊN GIANG Chuyển đổi luân canh lúa – thủy sản, rau màu, biến phụ phẩm thành phân bón hữu cơ, than sinh học bón lại cho đất giúp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Trà Vinh kiểm soát chặt tàu cá không đủ điều kiện hoạt động

Trà Vinh Đây là một trong những nội dung UBND tỉnh Trà Vinh vừa có văn bản giao Sở Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương triển khai thực hiện.

Quảng Ninh ban hành Chỉ thị mới về bảo vệ rừng

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành Chỉ thị số 03/CT-UBND về tăng cường quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.