| Hotline: 0983.970.780

40 lớp tập huấn cho nông dân trồng vải

Thứ Sáu 23/05/2025 , 13:52 (GMT+7)

BẮC GIANG Vụ vải 2025, thị xã Chũ tổ chức 40 lớp tập huấn, hội thảo, tọa đàm về sản xuất vải thiều an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và hữu cơ.

Trong vụ vải thiều năm 2025, thị xã Chũ (tỉnh Bắc Giang) tổ chức 40 lớp tập huấn, hội thảo, tọa đàm hướng dẫn kỹ thuật sản xuất vải thiều an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và hữu cơ. Đây là nội dung nằm trong kế hoạch phát triển cây ăn quả gắn với tiêu thụ bền vững và nâng cao giá trị nông sản chủ lực của địa phương.

Cán bộ kỹ thuật nông nghiệp phường Hồng Giang (thị xã Chũ) hướng dẫn bà con đánh giá sự tăng trưởng của quả vải. Ảnh: Đinh Mười.

Cán bộ kỹ thuật nông nghiệp phường Hồng Giang (thị xã Chũ) hướng dẫn bà con đánh giá sự tăng trưởng của quả vải. Ảnh: Đinh Mười.

Các lớp tập huấn được tổ chức đồng loạt tại các xã, phường có diện tích trồng vải lớn như Quý Sơn, Mỹ An, Kiên Lao, Phượng Sơn, Thanh Hải... với sự tham gia của hàng nghìn hộ nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất. Nội dung đào tạo tập trung vào kỹ thuật canh tác, quy trình chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh bằng biện pháp sinh học, sử dụng phân bón hữu cơ và tuân thủ nghiêm ngặt thời gian cách ly thuốc bảo vệ thực vật.

Bà Đặng Thị Minh Huệ, cán bộ kỹ thuật Trung tâm Dịch vụ - Kỹ thuật nông nghiệp thị xã Chũ cho biết: “Chúng tôi không chỉ giảng lý thuyết trong hội trường mà còn tổ chức thực hành trực tiếp tại vườn để bà con dễ tiếp thu. Đặc biệt, năm nay tập huấn còn lồng ghép nội dung số hóa vùng trồng, quy trình gắn tem truy xuất QR và kết nối thương mại điện tử".

Theo UBND thị xã Chũ, năm 2025, Thị xã có 5.024,81 ha vải sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, đạt tỷ lệ hơn 70% tổng diện tích trồng vải toàn Thị xã. Ngoài ra, đã có 50 ha đạt tiêu chuẩn GlobalGAP, sản lượng dự kiến khoảng 40 tấn, phục vụ các đơn hàng cao cấp từ Nhật Bản, EU và Úc. Những con số này cho thấy kết quả rõ rệt từ việc chuyển giao kỹ thuật và huấn luyện thực tế suốt nhiều năm.

Người dân bắt bọ xít bảo vệ cây vải. Ảnh: Đinh Mười.

Người dân bắt bọ xít bảo vệ cây vải. Ảnh: Đinh Mười.

Song song với tập huấn kỹ thuật, thị xã Chũ còn chú trọng truyền thông phổ biến các quy định về quản lý vật tư nông nghiệp, giống cây trồng và điều kiện xuất khẩu sang các thị trường lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ… Hoạt động này giúp người dân nâng cao nhận thức, chủ động đáp ứng các yêu cầu khắt khe của đối tác thương mại.

Các lớp tập huấn đang dần hình thành thói quen sản xuất sạch, chuẩn hóa và gắn với tiêu thụ theo chuỗi. Nhiều hộ dân cho biết, trước đây họ thường chỉ chăm bón theo kinh nghiệm, ít để ý đến liều lượng và danh mục thuốc. Sau khi được hướng dẫn bài bản, nông dân đã thay đổi phương pháp, sử dụng thuốc sinh học, phân vi sinh thay vì hóa học, đặc biệt là ghi chép nhật ký canh tác đúng quy định.

Gia đình ông Lại Văn Cảnh (phường Thanh Hải) tham gia 2 lớp tập huấn trong tháng 3 và 4/2025 chia sẻ: “Chúng tôi được hướng dẫn cách xác định thời điểm phun thuốc hợp lý, đọc đúng nhãn thuốc được phép dùng khi xuất sang Nhật, Úc. Trước đây không biết nên hay bị từ chối hàng. Nay làm chuẩn thì dễ bán, giá cũng tốt hơn".

Việc tổ chức tập huấn cho thấy kết quả rõ rệt, cải thiện năng suất, chất lượng quả vải. Ảnh: Phạm Minh.

Việc tổ chức tập huấn cho thấy kết quả rõ rệt, cải thiện năng suất, chất lượng quả vải. Ảnh: Phạm Minh.

Không chỉ cải thiện năng suất, việc tổ chức tập huấn còn góp phần đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật cho 49 mã số vùng trồng vải xuất khẩu của thị xã Chũ. Trong đó có 14 mã dành cho thị trường Trung Quốc (diện tích 6.015 ha), 16 mã cho Nhật Bản (140 ha), 13 mã cho Úc (160 ha) và 6 mã cho Thái Lan (68 ha). Toàn Thị xã hiện có 20 cơ sở đóng gói được cấp mã, sẵn sàng tiếp nhận sản phẩm từ vùng trồng đạt chuẩn để đóng gói phục vụ thị trường.

Thị xã Chũ cũng yêu cầu cán bộ chuyên môn các xã bám sát vườn, hỗ trợ nông dân ghi chép nhật ký sản xuất, hướng dẫn thực hiện nghiêm quy trình sản xuất, đặc biệt tại các vùng có lô hàng xuất khẩu. Việc đào tạo đồng bộ giúp từng khâu, từ giống, phân bón, nước tưới đến thu hái, bảo quản đều được kiểm soát tốt hơn, nâng tầm quả vải thiều Lục Ngạn - Chũ trên thị trường nội địa và quốc tế.

Bên cạnh tác động trực tiếp đến kỹ thuật sản xuất, chương trình tập huấn còn là cơ hội để gắn kết giữa người trồng – hợp tác xã – doanh nghiệp thu mua – đơn vị xuất khẩu. Nhờ đó, sản phẩm làm ra không chỉ đạt chuẩn mà còn có đầu ra ổn định, hạn chế tình trạng bị ép giá hoặc ùn ứ hàng.

Xem thêm
Lời giải công nghiệp hóa ngành chăn nuôi: [Bài cuối] Cú hích tự động hóa mở lối chăn nuôi xanh

Với dây chuyền sản xuất tự động hóa hiện đại, tiết kiệm năng lượng tối đa, CPV Food Bình Phước đang mở lối cho ngành chăn nuôi xanh, hiệu quả và phát triển bền vững.

Liên tiếp phát hiện các ổ dịch tả lợn châu Phi ở Quảng Ngãi

Thời gian gần đây, dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp tại Quảng Ngãi với nhiều ổ dịch được phát hiện, hàng trăm con lợn buộc phải tiêu hủy.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tuyển chọn được 5 giống khoai lang bản địa ưu tú nhất

Từ hơn 500 giống khoai lang bản địa, các nhà khoa học đã sàng lọc, chọn ra được 5 giống ưu tú nhất theo tiêu chí chất lượng, năng suất, khả năng chống chịu.

Thấp thỏm xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng dù tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lo ngại suy giảm nửa cuối năm do áp lực thuế quan từ Hoa Kỳ.

Phát triển ngành dược liệu An Giang theo hướng 'đất lành, thuốc quý, sinh kế xanh'

An Giang đang phát triển ngành dược liệu theo hướng bền vững, kết hợp bảo tồn, tạo sinh kế xanh và xây dựng chuỗi giá trị gắn du lịch với y học cổ truyền.

Bình luận mới nhất