| Hotline: 0983.970.780

4 bệnh cần theo dõi khi trồng đậu tương

Thứ Ba 26/05/2020 , 09:02 (GMT+7)

48 giờ đầu tiên trong cuộc đời hạt giống là thời điểm quan trọng nhất do có thể tạo ra hoặc phá hoại toàn bộ vụ mùa của bạn.

Cần chú ý một số vấn đề khi canh tác đậu tương. Ảnh: AgWeb.

Cần chú ý một số vấn đề khi canh tác đậu tương. Ảnh: AgWeb.

Vào thời điểm đó, hạt giống cần phải hấp thụ nước và điều quan trọng là nhiệt độ của đất phải gần 50 độ để giúp hạt giống tăng trưởng và phát triển.

Nghiên cứu của Burrus Seed đề xuất kiểm tra các vấn đề có nguy cơ gây thiệt hại, cụ thể gồm thối rễ do nấm phytophthora, tổn thương do thuốc diệt cỏ, bệnh úa Pythium và hội chứng đột tử.

Thối rễ phytophthora

Những cánh đồng đất ẩm, ấm có nguy cơ gây thối rễ phytophthora cao hơn. Bệnh có thể tác động đến cây đậu tương giai đoạn cây con đến khi thu hoạch. Bệnh đặc biệt gây hại vào đầu mùa. Nông dân nên sử dụng giống đậu tương có thể có tính kháng di truyền và áp dụng một số phương pháp xử lý hạt giống.

Theo dõi thối rễ phytophthora từ tháng 5 đến tháng 8. Sự xuất hiện của nó tương tự như thối hạt giống sớm và bệnh úa. Bệnh cũng có thể dẫn đến héo, vàng lá và chết cây sớm. Đôi khi cây bị nhiễm bệnh có thân dưới màu đen và rễ bị mục nát. 

Tổn thương do thuốc diệt cỏ

Khi đậu tương nảy mầm và mọc lên, chúng có thể bị các triệu chứng tổn thương do thuốc diệt cỏ, đặc biệt là khi nhiệt độ mát mẻ.

“Tổn thương có thể xảy ra khi cây con mọc và bị ảnh hưởng bởi chất diệt cỏ PPO đã dùng cho đất canh tác”, Chris Brown, nhà nông học của Burrus cho biết trong một bản tin gần đây. “Các hạt đất có chứa chất diệt cỏ bắn vào lá cây sau một trận mưa lớn cũng có thể gây chết cây và tạo các đốm hoại tử trên lá. Cây bị thương tổn do thuốc diệt cỏ phổ biến ở đất cát có chất hữu cơ thấp hơn là loại đất là chất hữu cơ cao hơn”. 

Bệnh úa Pythium

Cây con bị bệnh Pythium do bị úng trong đất ẩm ướt, mát mẻ. Thời gian bị bệnh này của đậu tương từ cuối tháng 4 đến tháng 8. Trong các khu vực có tiền sử bệnh này, hãy cân nhắc sử dụng thuốc diệt nấm khi có điều kiện đất đai, thời tiết dễ gây mắc nấm Pythium.

Đậu tương mắc bệnh úa Pythium có thể phát triển kém, bị úa vàng và chết. Trên thực tế, hạt giống thậm chí có thể bị thối trong lòng đất. Nếu những triệu chứng đó chưa xuất hiện thì khi đào lên vẫn có thể thấy gốc và thân dưới lá mầm chuyển sang màu tối, bị phân rã.

Hội chứng đột tử (Sudden Death Syndrome - SDS)

Nói chung, các triệu chứng SDS thường xuất hiện vào cuối mùa vụ. Tuy nhiên, căn nguyên bênh là nấm, lây nhiễm cho cây vào đầu mùa. Tác nhân gây bệnh lây nhiễm SDS đậu tương trong điều kiện ẩm ướt, mát mẻ nhưng phương pháp xử lý hạt giống và kháng gen có thể giúp chống lại bệnh này.

SDS là do fusarium virguliforme gây ra và cần theo dõi căn bệnh này ở đậu tương từ tháng 6 đến giữa tháng 8. Chú ý tới lây bệnh vào đầu mùa là rất quan trọng bởi nếu điều đó xảy ra, và các điều kiện sau đó có lợi cho sự phát triển của bệnh, nó chắc chắn làm giảm năng suất.

Thời tiết đầu mùa mát mẻ, ẩm ướt kích thích lây nhiễm bệnh phát triển. Khi thời tiết ẩm ướt, theo sau là thời tiết khô, ấm sẽ là môi trường lý tưởng cho căn bệnh này.

(Theo AgWeb)

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 3] Nuôi gà Đông Tảo thuần chủng

Tây Ninh Gà Đông Tảo từng được xem là gà 'tiến vua', tại xã biên giới Tân Hà, anh Nguyễn Thế Thao đang trở thành tâm điểm chú ý khi nhân nuôi thành công giống gà này.

Hợp tác nhiều bên phòng chống hiệu quả bệnh dại

5 năm qua, sự hợp tác giữa địa phương, tổ chức chuyên môn, doanh nghiệp, chủ nuôi, cộng đồng… đã tạo nên thành công trong phòng chống bệnh dại ở Đức Huệ, Long An.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.