| Hotline: 0983.970.780

32.000 con cá giống đã được thả xuống sông Hương

Thứ Bảy 21/05/2022 , 18:08 (GMT+7)

Bà Karoline Andaur, Giám đốc Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên Na Uy cùng lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế đã thả 32.000 con cá xuống sông Hương.

Bà Karoline Andaur, Giám đốc Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên Na Uy cùng lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế thả cá xuống sông Hương. NH.

Bà Karoline Andaur, Giám đốc Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên Na Uy cùng lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế thả cá xuống sông Hương. NH.

Ngày 21/5, Sở NN-PTNT tổ chức lễ thả cá tái tạo nguồn lợi thuỷ sản trên sông Hương với sự tham dự của ông Hoàng Hải Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và bà Karoline Andaur, Giám đốc Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên Na Uy.

Dịp này, 32.000 con cá giống các loại gồm: trôi, mè, trắm được thả xuống sông Hương. Đây là lần thứ 3 Thừa Thiên Huế phối hợp với các đơn vị tổ chức tái tạo nguồn lợi thủy sản với tổng số lượng thả lũy kế đến nay là 178.000 con giống. Trong đó, tại sông Hương thả hai lần 72.000 con, thủy điện Hương Điền 106.000 con.

Ông Hoàng Hải Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, trong những năm qua, hoạt động thả cá, tôm, cua và các giống loài thủy sản trên các vùng nước tại địa phương đã thu hút được sự tham gia của các tổ chức, cộng đồng nhân dân, xã hội. Thời gian tới, Thừa Thiên Huế sẽ tiếp tục triển khai thả 460.000 các loại cá nước ngọt, 990.000 tôm sú giống, 17.600 cua hoặc cá dìa tại 22 khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản và 800.000 con tôm sú trưởng thành ra biển…

Các đai biểu chụp hình lưu niệm tại lễ thả cá. NH.

Các đai biểu chụp hình lưu niệm tại lễ thả cá. NH.

Giám đốc Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên Na Uy, Bà Karoline Andaur đánh giá rất cao ý nghĩa hoạt động thả cá để tái tạo nguồn lợi thủy sản trên sông Hương, trong khuôn khổ Dự án Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam” trên địa bàn thành phố Huế và hoạt động thả cá tái tạo nguồn lợi thuỷ sản trên sông Hương.

Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (WWF) và nhân dân Na Uy rất vui mừng khi được tham gia cùng với chính quyền địa phương thực hiện hoạt động ý nghĩa này, thông qua đó góp phần làm sạch môi trường, hình thành hệ sinh thái tự nhiên phong phú, từng bước mang lại lợi ích bền vững cho người dân.

Xem thêm
Nuôi con 'quẳng quẳng' đẻ ra con 'nẽ'

Đến xứ Mường Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ tôi mới biết đến nghề nuôi con “quẳng quẳng” để đẻ ra con “nẽ”, thứ đặc sản ở đây mà người Kinh gọi là con sâu cọ.

Không khởi tố vụ án đối với tố giác CP. Việt Nam bán heo bệnh

Sóc Trăng Công an tỉnh Sóc Trăng (cũ) đã có thông báo kết quả giải quyết tố giác về tội phạm liên quan đến việc CP. Việt Nam bị tố bán heo bệnh ra thị trường.

Nông nghiệp sinh thái: Cần thu hẹp khoảng cách giữa chính sách và thực tiễn

Chuyển đổi nông nghiệp sinh thái là hướng đi tất yếu cho ngành hàng lúa gạo ĐBSCL, song để hiện thực hóa cần chính sách hỗ trợ đủ mạnh cho lực lượng sản xuất nòng cốt.

Mô hình thâm canh ngô khiến nông dân Lào mê tít

Tháng 10/2024, Trung tâm Khuyến nông Bình Định sang tỉnh Salavan (Lào) xây dựng mô hình thâm canh cây ngô. Mô hình đã làm thay đổi thói quen canh tác của người dân nước bạn.

Hải Phòng tìm cách phát huy các 'mỏ vàng' nông nghiệp

Sở hữu tiềm năng lớn từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đến con người, nhưng phát triển sản xuất nông nghiệp Hải Phòng được đánh giá chưa tương xứng với tiềm năng.

Trồng nấm linh chi cho lợi nhuận như mơ nhờ làm chủ công nghệ

HẢI PHÒNG Bằng công nghệ tự động và sản xuất theo quy trình VietGAP, một mô hình trồng nấm linh chi tại quận An Dương đã cho lợi nhuận ngoài mong đợi.

Quảng Ninh kiến tạo kinh tế xanh bền vững

Hơn 22.700 ha rừng đã được trồng mới sau bão Yagi. Quảng Ninh không chỉ phủ xanh đất trống mà còn dựng xây một nền kinh tế rừng đa giá trị.

Bình luận mới nhất