| Hotline: 0983.970.780

11 đội tranh tài tại Hội thi gà Mía Sơn Tây lần thứ 1 năm 2020

Thứ Hai 28/09/2020 , 21:03 (GMT+7)

Vòng Chung khảo 'Hội thi gà Mía Sơn Tây lần thứ 1 năm 2020' tổ chức trong 2 ngày 28 và 30/9 tại đền Vua Ngô Quyền, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây.

Phó Giám đốc Sở N-PTNT Nguyễn Huy Đăng, Trưởng Ban tổ chức Hội thi phát biểu khai mạc Hội thi gà Mía Sơn Tây lần thứ 1 năm 2020. Ảnh: Nguyên Huân.

Phó Giám đốc Sở N-PTNT Nguyễn Huy Đăng, Trưởng Ban tổ chức Hội thi phát biểu khai mạc Hội thi gà Mía Sơn Tây lần thứ 1 năm 2020. Ảnh: Nguyên Huân.

Gà Mía là sản phẩm tham gia OCOP của thị xã Sơn Tây và được chấm điểm 3 sao.

Theo Sở NN-PTNT, tổng đàn gia cầm của Hà Nội đạt trên 37 triệu con, trong đó đàn gà 26 triệu con. Bên cạnh việc phát triển chăn nuôi gia cầm nói chung, Hà Nội đã tập trung phát triển đàn gà thả vườn, trong đó giống gà Mía và gà Mía lai đã được nhiều đơn vị, cá nhân đầu tư chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Gà Mía là giống gà quý có nguồn gốc tại TX Sơn Tây, TP. Hà Nội với bộ mào cờ đỏ tía đặc trưng. Ảnh: Nguyên Huân.

Gà Mía là giống gà quý có nguồn gốc tại TX Sơn Tây, TP. Hà Nội với bộ mào cờ đỏ tía đặc trưng. Ảnh: Nguyên Huân.

Gà Mía là một giống gà bản địa, chúng có nguồn gốc ở xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội (Làng cổ Đường Lâm). Giống gà này là một đặc sản của Hà Nội, có từ lâu đời, tên gọi gà Mía gắn liền với những địa danh tiêu biểu của xứ Đoài cổ kính như chợ Mía, chùa Mía.

Giống gà Mía nổi tiếng khắp vùng bởi đặc điểm hình dáng và chất lượng thịt thơm, ngon. Chúng là niềm tự hào của người dân nơi đây bởi những phẩm chất nổi trội so với nhiều giống gà khác với bộ mã đẹp, thịt săn chắc và thơm ngon.

Vùng chung khảo Cuộc thi gà Mía Sơn Tây lần thứ 1, năm 2020 có 11 đội tham dự. Ảnh: Nguyên Huân.

Vùng chung khảo Cuộc thi gà Mía Sơn Tây lần thứ 1, năm 2020 có 11 đội tham dự. Ảnh: Nguyên Huân.

Phát biểu tại lễ khai mạc Hội thi ngày 28/9, ông Nguyễn Huy Đăng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Nội, Trưởng Ban Tổ chức Hội thi cho biết, giống gà Mía đã được Bộ NN-PTNT công nhận là giống gốc quốc gia.

Trong những năm qua, Thành phố Hà Nội cũng đã có nhiều chủ trương, chính sách, nhằm bảo tồn và phát triển chăn nuôi gà Mía. Đến nay, giống gà Mía đã xây dựng được thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa và được cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ KHCN cấp chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu tập thể “gà Mía Sơn Tây”.

Xác định chăn nuôi gà Mía không chỉ nhằm bảo tồn giống gà quý của địa phương mà còn giúp người dân phát triển kinh tế, những năm qua, Sở NN-PTNT Hà Nội cùng với chính quyền địa phương đã tập trung khôi phục, hỗ trợ tổ chức sản xuất, từng bước xây dựng thương hiệu gà mía Sơn Tây nhằm bảo tồn và phát triển chăn nuôi giống gà quý này, đồng thời, góp phần nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi tại địa phương.

Đặc biệt, năm 2020, với mục đích bảo tồn, phát triển cũng như tôn vinh các đơn vị, cá nhân chăn nuôi giống gà Mía bản địa. Đồng thời, để tạo cơ hội quảng bá sản phẩm đặc sản gà Mía của Hà Nội đến các tỉnh thành trên cả nước. Được sự nhất trí của UBND thành phố Hà Nội, Sở NN-PTNT phối hợp UBND Thị xã Sơn Tây tổ chức “Hội thi gà Mía Sơn Tây lần thứ 1, năm 2020”.

Ban Giám khảo chấm thi là những chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực chăn nuôi và thú y hiện công tác tại Viện Chăn nuôi, Hiệp hội Gia cầm Việt Nam, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội... Ảnh: Nguyên Huân.

Ban Giám khảo chấm thi là những chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực chăn nuôi và thú y hiện công tác tại Viện Chăn nuôi, Hiệp hội Gia cầm Việt Nam, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội... Ảnh: Nguyên Huân.

Hội thi đã được thực hiện từ tháng 1/2020 với vòng thi Sơ tuyển. Sau vòng thi Sơ tuyển đã chọn 11 đội tham dự vòng thi Chung khảo, gồm 9 thôn xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây (01 đội thi/1 thôn), đội số 10 là Hội chăn nuôi và tiêu thụ gà Mía Sơn Tây, đội số 11 là Xí nghiệp chăn nuôi gia cầm - Chi nhánh Công ty TNHH MTV Đầu tư & PTNN Hà Nội.

Vòng Chung khảo và trao giải “Hội thi gà Mía Sơn Tây lần thứ nhất năm 2020” được tổ chức 2 ngày tại nhà khách, khu đền thờ Vua Ngô Quyền xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây.

Trong đó, ngày 28/9/2020 sẽ diễn ra phần thi và chấm điểm, gồm 2 nội dung: Chấm điểm cặp gà (01 gà trống, 01 gà mái) và đơn trống (01 gà trống). Thi kiến thức nhận biết và kỹ thuật chăn nuôi gà Mía. Ngày 30/9/2020 tổ chức công bố điểm, trao giải cho các đội dự thi.

Ban tổ chức và các lãnh đạo Hà Nội tham quan động viên 11 đội thi. Ảnh: Nguyên Huân.

Ban tổ chức và các lãnh đạo Hà Nội tham quan động viên 11 đội thi. Ảnh: Nguyên Huân.

Theo Ban tổ chức Hội thi, cơ cấu giải thưởng cuộc thi Gà Mía Sơn Tây lần thứ 1 năm 2020, gồm: 1 giải đặc biệt trị giá 10 triệu đồng, 1 giải nhất trị giá 7 triệu đòng, 2 giải nhì trị giá 5 triệu đồng, 3 giải ba mỗi giải trị giá 3 triệu đồng, 4 giải khuyến khích mỗi giải trị giá 2 triệu đồng cùng một số giải phụ.

Hội thi gà Mía Sơn Tây là cuộc tuyên truyền để bảo tồn, phát triển giống gà Mía cũng như tôn vinh các đơn vị, cá nhân chăn nuôi giống gà Mía bản địa của thành phố Hà Nội. Đồng thời, tạo cơ hội quảng bá sản phẩm đặc sản gà Mía của Hà Nội đến các tỉnh thành trên cả nước.

Gà Mía là giống gà bản địa quý hiếm, khi xưa dùng để tiến vua, nhất là trong các dịp lễ Tết. Giống có ngoại hình đẹp, chất lượng thịt thơm ngon, vị ngọt đậm, dai, đặc biệt là da gà, nên loại gà này được người tiêu dùng ưa chuộng và đánh giá cao. Gà Mía trống có trọng lượng khi xuất bán thịt bình quân đạt 2,4-2,6 kg/con, gà mái có trọng lượng lúc xuất thịt bình quân đạt 1,8-2,0 kg/con. Đây là giống gà bản địa thích nghi tốt với điều kiện ngoại cảnh, có khả năng tự kiếm ăn tốt, thích hợp với phương thức chăn nuôi truyền thống và đặc biệt có sức đề kháng tốt. Giống gà Mía đã được Bộ NN-PTNT công nhận là giống bản địa quý hiếm cần được bảo tồn và phát triển.

Xem thêm
Hơn 2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh

QUẢNG NINH Giai đoạn chuyển mùa khiến dịch bệnh trên thủy sản nguy cơ bùng phát mạnh, Quảng Ninh vừa ghi nhận 2,2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh.

Nông dân Bắc Trung Bộ sở hữu bộ giống cây trồng chất lượng

Bộ giống chất lượng kết hợp với nền tảng khoa học công nghệ đã tạo nên khác biệt lớn trên những cánh đồng màu mỡ của vùng Bắc Trung Bộ.

Bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng'

Để nông sản có chỗ đứng, giám đốc hợp tác xã phải chịu khó tìm kiếm thị trường, thậm chí bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng' giúp nông dân.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Tổ đoàn kết nhân đôi sức mạnh ngư dân, làm 'tai mắt' trên biển

ĐÀ NẴNG Đà Nẵng có gần 100 tổ đoàn kết với 700 tàu cá cùng hỗ trợ nhau vươn khơi bám biển, khai thác thủy sản bền vững và chấp hành quy định chống khai thác IUU.

Giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ của Bắc Kạn có thể giảm 10 triệu USD

Bắc Kạn Một số đơn hàng của doanh nghiệp chế biến gỗ tại tỉnh Bắc Kạn xuất khẩu sang Hoa Kỳ bị hủy, tạm dừng, có đơn vị bị hủy tất cả đơn hàng đã ký.