| Hotline: 0983.970.780

Xuất khẩu cua ghẹ liên tục tăng trưởng 2 con số

Thứ Năm 22/08/2024 , 20:52 (GMT+7)

Cua ghẹ là một trong những nhóm hàng thủy sản đang tăng trưởng mạnh về xuất khẩu trong năm nay, qua đó góp phần vào tăng trưởng xuất khẩu thủy sản.

Cua biển nuôi tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: Sơn Trang.

Cua biển nuôi tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: Sơn Trang.

Theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cua ghẹ đang tăng trưởng liên tục từ đầu năm 2024. Chỉ tính riêng trong tháng 6, kim ngạch xuất khẩu cua ghẹ tăng tới 71% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 28 triệu USD. Tính chung trong nửa đầu năm nay, xuất khẩu cua ghẹ đạt 125 triệu USD, tăng 75% so với cùng kỳ.

Trung Quốc - Hongkong vẫn là thị trường nhập khẩu nhiều nhất các sản phẩm cua ghẹ và giáp xác khác của Việt Nam, chiếm 43% tổng kim ngạch xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm. Xuất khẩu cua ghẹ sang thị trường này đang tăng rất mạnh ở mức 3 đến 4 con số so với cùng kỳ và duy trì tăng trưởng liên tiếp mỗi tháng.

Riêng trong tháng 6/2024, xuất khẩu cua ghẹ và giáp xác khác sang thị trường Trung Quốc đạt gần 13 triệu USD, tăng tới  20 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung trong 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cua ghẹ sang thị trường Trung Quốc đạt gần 54 triệu USD, tăng 623%.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết, Trung Quốc có nhu cầu rất lớn với thủy sản. Tuy nhiên, ở phân khúc hàng đông lạnh, áp lực cạnh tranh trên thị trường Trung Quốc là rất lớn, kể cả về nguồn cung và giá. Do đó, xuất khẩu thủy sản đông lạnh của Việt Nam sang Trung Quốc đã bị giảm trong những tháng đầu năm do giá thấp. Bù lại, xuất khẩu các loài hải sản tươi sống (trong đó có cua sống) sang Trung Quốc đều tăng.

Dù là nước xuất khẩu hải sản lớn nhất thế giới, nhưng Trung Quốc lại hạn chế về sự đa dạng các mặt hàng hải sản địa phương. Điều này dẫn tới người tiêu dùng Trung Quốc đang tiếp tục tìm kiếm các sản phẩm thực phẩm chất lượng cao và được quốc tế công nhận.

Sự quan tâm của người tiêu dùng Trung Quốc đối với hải sản sống nhập khẩu đang mang lại cơ hội cho các nhà xuất khẩu thủy sản vào thị trường này. Các món ngon như tôm hùm, cua hoàng đế, cua xanh đang có nhu cầu cao tại Trung Quốc, đặc biệt dành cho những sự kiện quan trọng như tiệc chiêu đãi, tiệc cưới.

Ghẹ xanh được đánh bắt ở biển Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: Sơn Trang.

Ghẹ xanh được đánh bắt ở biển Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: Sơn Trang.

Ngoài thị trường Trung Quốc - Hongkong, xuất khẩu cua ghẹ sang Hoa Kỳ và Canada cũng đang tăng trưởng khả quan, với mức tăng lần lượt là 30% và 44% trong nửa đầu năm nay. Hoa Kỳ tăng mạnh việc nhập khẩu từ Việt Nam các sản phẩm chế biến từ ghẹ như thịt ghẹ đóng hộp, bánh ghẹ, ghẹ sữa …

Nhu cầu nhập khẩu cua ghẹ của Hoa Kỳ đang tăng mạnh trong năm nay. Theo Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Hoa Kỳ (NOAA), 5 tháng đầu năm 2024, Hoa Kỳ đã nhập khẩu 2.768 tấn ghẹ trị giá 67,6 triệu USD, tăng 25% về khối lượng và 51% về giá trị so với năm tháng đầu năm 2023. Các loại ghẹ chính nhập khẩu vào Hoa Kỳ là ghẹ xanh tươi (Callinectes sapidus), ghẹ xanh (Portunus pelagicus) và ghẹ đỏ (Portunus haanii).

Theo VASEP, các sản phẩm cua ghẹ và giáp xác khác của Việt Nam đã xuất được sang hơn 20 thị trường trên thế giới, với sản phẩm xuất khẩu chính là cua ghẹ sống. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam còn xuất khẩu cua ghẹ đông lạnh, cua ghẹ chế biến như cua đồng xay, ghẹ thanh trùng đóng lon, đùi ghẹ, thịt cua tuyết, thịt chân cua tuyết… sang nhiều thị trường, trong đó có những thị trường khó tính như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia.

Trong tháng 7, xuất khẩu cua ghẹ và giáp xác khác tiếp tục tăng trưởng mạnh với mức tăng 53,7% so với tháng 7/2023, đạt 29 triệu USD. Tính chung trong 7 tháng đầu năm, xuất khẩu cua ghẹ và giáp xác khác đã đạt 154 triệu USD, tăng 70,5% so với cùng kỳ 2023.

Xem thêm
Chăn nuôi lợn tuần hoàn, công nghệ cao để an toàn, bền vững

HẢI PHÒNG Mô hình chăn nuôi tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao là một điển hình thành công mà còn mở ra hướng đi bền vững, tất yếu cho người chăn nuôi tại Hải Phòng.

Lợn chết như ngả rạ, nhiều hộ chăn nuôi điêu đứng

LÀO CAI Tại xã Quy Mông hàng chục hộ dân đang rơi vào cảnh điêu đứng khi dịch tả lợn Châu Phi bùng phát. Lợn bệnh, lợn chết la liệt, nhiều trang trại đã trống chuồng.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Cần hoàn thiện thông tin về nông hộ để ngành cà phê đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Cần Thơ trồng 5 ha rừng ngập mặn trên đất bãi bồi ven biển

Trồng và bảo vệ rừng hiện không còn là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và môi trường mà trở thành trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất