| Hotline: 0983.970.780

Xuất khẩu cá tra tháng 7 giảm còn 186 triệu USD, thấp nhất 5 tháng

Thứ Sáu 19/08/2022 , 14:25 (GMT+7)

Dù tăng 47% so với cùng kỳ 2021, nhưng xuất khẩu cá tra chưa ngăn được đà giảm trong tháng 7/2022 khi chỉ đạt 186 triệu USD, mức thấp nhất trong vòng 5 tháng qua.

Xuất khẩu cá tra tiếp tục có xu hướng giảm trong tháng 7/2022 trong bối cảnh thách thức những tháng cuối năm ngày một lớn. Ảnh: BT.

Xuất khẩu cá tra tiếp tục có xu hướng giảm trong tháng 7/2022 trong bối cảnh thách thức những tháng cuối năm ngày một lớn. Ảnh: BT.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu cá tra trong tháng 7/2022 đạt 186 triệu USD, mức thấp nhất trong vòng 5 tháng qua và thấp thứ hai trong năm 2022 (chỉ cao hơn tháng 2/2022 là 171 triệu USD).

Sau khi đạt đỉnh 310 triệu USD vào tháng 4/2022, sau thời điểm diễn ra các Hội chợ thuỷ sản quốc tế tại Mỹ và châu Âu, xuất khẩu cá tra bắt đầu hạ nhiệt trong các tháng tiếp theo. Cụ thể, giá trị xuất khẩu cá tra tính từ tháng 5 đến tháng 7 lần lượt là: 248, 213 và 186 triệu USD.

Xu hướng giảm thể hiện rõ ở cả 2 thị trường Trung Quốc và Mỹ. Xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc đạt đỉnh là 113 triệu USD vào tháng 4, nhưng giảm còn 44 triệu USD trong tháng 7. Tương tự, xuất khẩu cá tra sang Mỹ giảm từ 81 triệu USD vào tháng 4 xuống còn 32 triệu USD.

Với thị trường chính Trung Quốc, cá tra Việt Nam hiện chiếm thị phần khiêm tốn so với nhu cầu cá đông lạnh của nước này. VASEP cho biết, cá tra đông lạnh của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 14-15% lượng cá đông lạnh nhập khẩu của Trung Quốc.

Việc Trung Quốc nới lỏng cơ chế kiểm tra virus SARS-CoV-2, không đình chỉ nhập khẩu khi phát hiện các lô hàng bị nhiễm virus góp phần giải toả bớt áp lực tâm lý cũng như chi phí, thời gian cho doanh nghiệp Việt Nam.

Tuy nhiên, Trung Quốc có xu hướng đưa ra ngày càng nhiều tiêu chuẩn trong việc kiểm tra các chỉ tiêu vi sinh, vệ sinh an toàn thực phẩm. VASEP khuyến cáo doanh nghiệp thủy sản quan tâm đến đảm bảo chất lượng và các quy định, tiêu chuẩn của thị trường Trung Quốc.

Sau nhiều năm rớt giá mạnh, 2 năm trở lại đây ngành hàng cá tra đã hồi phục tăng trưởng mạnh mẽ. Ảnh: BT.

Sau nhiều năm rớt giá mạnh, 2 năm trở lại đây ngành hàng cá tra đã hồi phục tăng trưởng mạnh mẽ. Ảnh: BT.

Cá tra là loài nuôi phổ biến ở ĐBSCL. Sản lượng nuôi cá tra tăng nhanh từ 90.000 tấn năm 2000 lên 300.000 tấn năm 2004 và đạt 1,5 triệu tấn năm 2021. Sau nhiều năm rớt giá mạnh, 2 năm trở lại đây ngành hàng cá tra đã hồi phục tăng trưởng mạnh mẽ. Giá cá tra giống tại Ðồng Tháp, An Giang, TP. Cần Thơ đang ở mức 29.000 - 30.000 đồng/kg loại 30-35 con/kg.

Ngoài Mỹ và Trung Quốc có xu hướng giảm nhập khẩu cá tra, nhiều thị trường khác vẫn giữ được mức tăng trưởng. Điển hình như Mexico tăng trưởng 87% trong tháng 7, Brazil và Thái Lan tăng 2 con số, lần lượt là 40% và 34%.

Một số thị trường mới có sức bứt phá trong tháng 7, như Canada tăng gấp 4 lần, Hong Kong tăng 114%, Australia tăng 143%, Singapore tăng gấp hơn 2 lần, Philipin tăng gấp 3,5 lần…

Luỹ kế 7 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc vẫn tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ 2021, đạt 451 triệu USD, chiếm 28% tổng giá trị xuất khẩu cá tra của Việt Nam. Xuất khẩu cá tra sang Mỹ vẫn cao hơn 92% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 24% tổng giá trị.

Tại Hội nghị cá tra vừa tổ chức tại Đồng Tháp, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhận định, năm nay sản lượng cá tra xuất khẩu sẽ vượt đỉnh 2,26 tỷ USD, tốc độ xuất khẩu tăng hơn 80%. Đây là lĩnh vực xuất khẩu trên một tỷ USD để bù lại cho các lĩnh vực xuất khẩu khác.

Tại ĐBSCL, Đồng Tháp hiện là địa phương có sản lượng cá tra giống và cá tra thương phẩm lớn nhất. Sở NN-PTNT tỉnh này cho biết, sản xuất cá tra của Đồng Tháp hiện chiếm hơn 33% diện tích và gần 35% sản lượng toàn vùng, cung cấp khoảng 60% sản lượng cá tra giống cho ĐBSCL.

Hàng năm, tỉnh Đồng Tháp cung cấp khoảng 20 tỷ con cá tra bột và khoảng 1,2 - 1,3 tỷ con cá tra giống. Tuy nhiên, giống nhiều địa phương khác, ngành hàng cá tra của Đồng Tháp cũng đang đối mặt với không ít những thách thức trong quá trình phát triển, trong đó có việc suy giảm chất lượng con giống.

Xem thêm
Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Chống dịch tả lợn Châu Phi: Chính sách đã đủ, chỉ thiếu sự quyết liệt

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến khẳng định, tại Hội nghị Phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi và công tác kiểm soát giết mổ động vật sáng 23/7.

Nhãn chín sớm giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi chính vụ

HƯNG YÊN Tự chọn lọc được giống nhãn chín sớm hơn trà chính vụ khoảng 1 tháng, ông Đỗ bán được nhãn quả với giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi nhãn chính vụ.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Bình luận mới nhất