| Hotline: 0983.970.780

Xây dựng kế hoạch hành động 10 năm về sức khỏe cây trồng

Thứ Ba 05/07/2022 , 15:20 (GMT+7)

Muốn nhân rộng và triển khai có hiệu quả chương trình IPHM, cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương.

Theo ông Nguyễn Qúy Dương, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) là một chương trình mới ở Việt Nam, với sự hỗ trợ của FAO, Cục BVTV đang xây dựng 2 nội dung quan trọng là chiến lược và kế hoạch hành động IPHM từ nay đến 2030 và đưa IPHM vào chiến lược phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2050.

Cục BVTV đang xây dựng 2 nội dung quan trọng là chiến lược và kế hoạch hành động IPHM từ nay đến 2030, tầm nhìn 2050. Ảnh: Bảo Thắng.

Cục BVTV đang xây dựng 2 nội dung quan trọng là chiến lược và kế hoạch hành động IPHM từ nay đến 2030, tầm nhìn 2050. Ảnh: Bảo Thắng.

Bên cạnh đó, trên cơ sở kế thừa những kinh nghiệm khi triển khai chương trình IPM và SRI, khi bước sang chương trình IPHM với nhiều nội dung mới, sâu sắc hơn, Cục BVTV đã xây dựng chương trình đào tạo hoàn toàn mới cho các lớp TOT, FFS ở cấp quốc gia, địa phương, nông dân.

Ngoài ra, Cục BVTV cũng xây dựng chương trình đào tạo, chuyển đổi những giảng viên IPM trước đây sang giảng viên IPHM. Một nội dung quan trọng nữa là xây dựng bộ tài liệu tập huấn cho giảng viên, nông dân.

Cũng theo ông Dương, thời gian tới, để lan tỏa mạnh mẽ chương trình IPHM, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ NN-PTNT, Cục BVTV phối hợp với các chuyên gia, địa phương sẽ xây dựng kế hoạch hành động cho 10 năm tới; xây dựng chương trình khung, tài liệu tập huấn, tổ chức 2 lớp TOT cho giảng viên quốc gia về IPHM (60 học viên - giảng viên). Song song đó, Cục BVTV sẽ phối hợp với các địa phương xây dựng mô hình để nhân rộng.

Về nguồn lực, không chỉ có nguồn lực hỗ trợ từ FAO, Cục BVTV đã phối hợp với nhiều tổ chức quốc tế khác và Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cũng như các địa phương để tổ chức đào tạo, tập huấn, xây dựng mô hình.

Một yếu tố quan trọng khác cũng cần được đẩy mạnh là công tác truyền thông. Cục BVTV đang xây dựng chiến lược truyền thông cho chương trình IPHM bằng nhiều hình thức. Bởi lẽ, nhiều người vẫn chưa biết đến khái niệm IPHM chứ chưa nói đến việc triển khai trên thực tế.

Thời gian tới, Cục BVTV sẽ phối hợp với Cục Trồng trọt, Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức đào tạo giảng viên, xây dựng mô hình về IPHM trên cây lúa và cây trồng chủ lực khác. Ảnh: Lê Bền.

Thời gian tới, Cục BVTV sẽ phối hợp với Cục Trồng trọt, Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức đào tạo giảng viên, xây dựng mô hình về IPHM trên cây lúa và cây trồng chủ lực khác. Ảnh: Lê Bền.

Theo ông Nguyễn Qúy Dương, để nhân rộng và triển khai hiệu quả chương trình IPHM, một yếu tố quan trọng là sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương. Trong đó, các tổ chức đoàn thể (hội phụ nữ, thanh niên, nông dân...) là nòng cốt để tuyên truyền nhân rộng, nếu chỉ có mình lực lượng BVTV triển khai thì khó có thể thành công.

Cục BVTV sẽ xây dựng kế hoạch chung, trên cơ sở đó các địa phương sẽ xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể cho cả lộ trình phù hợp với địa phương mình.

Ông Dương cũng đề nghị các địa phương cần quan tâm hơn nữa, nghiên cứu, phê duyệt triển khai chương trình IPHM trước mắt cho cây lúa và các cây trồng chủ lực theo định hướng tái cơ cấu nông nghiệp của địa phương. Ngoài ra, cần có cơ chế, chính sách, nguồn ngân sách cho việc thực hiện chương trình IPHM.

Tới đây, Cục BVTV sẽ phối hợp với Cục Trồng trọt, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức đào tạo giảng viên, xây dựng mô hình về IPHM trên cây lúa và cây trồng chủ lực khác.

“Nền nông nghiệp nước ta đang chuyển mình từ giai đoạn chạy theo năng suất, sản lượng sang giai đoạn phát triển theo chuỗi giá trị, bảo vệ hài hòa các giá trị về môi trường. Chương trình quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) là hướng đi mới, yêu cầu tất yếu để tạo cơ sở, nền tảng cho nền nông nghiệp Việt Nam vận hành theo định hướng chung của thế giới. Tuy nhiên, để chương trình này thành công, cần có sự chung tay, vào cuộc của toàn xã hội”.

(Ông Nguyễn Qúy Dương).

Xem thêm
Xây dựng thương hiệu yến Việt: [Bài 3] Chinh phục thị trường tỷ dân

Là quốc gia tiêu thụ tổ yến lớn nhất thế giới, Trung Quốc đang dần trở thành thị trường 'vàng' cho sản phẩm yến sào Việt Nam.

Hơn 2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh

QUẢNG NINH Giai đoạn chuyển mùa khiến dịch bệnh trên thủy sản nguy cơ bùng phát mạnh, Quảng Ninh vừa ghi nhận 2,2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh.

Sản xuất cà phê sạch, bền vững

Dự án thúc đẩy sản xuất cà phê bền vững, tập trung quản lý chất thải, nâng cao nhận thức nông dân sau gần 2 năm triển khai đã đạt nhiều kết quả tích cực.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Bàn giải pháp phát triển nông nghiệp, thủy sản tuần hoàn

KIÊN GIANG Chuyển đổi luân canh lúa – thủy sản, rau màu, biến phụ phẩm thành phân bón hữu cơ, than sinh học bón lại cho đất giúp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Trà Vinh kiểm soát chặt tàu cá không đủ điều kiện hoạt động

Trà Vinh Đây là một trong những nội dung UBND tỉnh Trà Vinh vừa có văn bản giao Sở Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương triển khai thực hiện.

Quảng Ninh ban hành Chỉ thị mới về bảo vệ rừng

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành Chỉ thị số 03/CT-UBND về tăng cường quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.