| Hotline: 0983.970.780

Vụ xuân 2021: Nước gieo cấy dồi dào nhưng cần tránh lãng phí

Thứ Tư 23/12/2020 , 18:15 (GMT+7)

Công tác lấy nước đổ ải phục vụ gieo cấy và sản xuất vụ xuân 2021 tại các tỉnh miền Bắc đang được các địa phương rốt ráo chuẩn bị.

Đoàn công tác của Tổng cục Thủy lợi kiểm tra công tác chuẩn bị lấy nước đổ ải tại Trạm bơm Văn Lâm (xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên). Ảnh: Phạm Hiếu.

Đoàn công tác của Tổng cục Thủy lợi kiểm tra công tác chuẩn bị lấy nước đổ ải tại Trạm bơm Văn Lâm (xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên). Ảnh: Phạm Hiếu.

Hưng Yên rốt ráo chuẩn bị lấy nước đổ ải

Theo báo cáo của Sở NN-PTNT tỉnh Hưng Yên, tổng diện tích gieo, cấy lúa vụ xuân 2021 toàn tỉnh là 28.050 ha, trong đó lúa xuân muộn chiếm 100%.

Năm 2021, lập xuân vào ngày 3/2/2021 (tức ngày 22 tháng Chạp năm Canh Tý) nhưng khả năng có rét muộn kéo dài nên tập trung chỉ đạo gieo, cấy 10% trước tết Âm lịch (12/2 dương lịch); diện tích gieo, cấy chính là sau tết âm lịch. Cơ bản hoàn thành gieo, cấy xong trong tháng 2 nhưng không quá ngày 5/3/2021.

Cây rau màu có diện tích gieo trồng là 8.500 ha; cây ăn quả là 15.500 ha.

Ông Nguyễn Văn Kinh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hưng Yên cho biết, kế hoạch lấy nước đổ ải, phục vụ sản xuất vụ xuân 2021 đã được tỉnh chuẩn bị kĩ lưỡng.

Về tu sửa máy móc, thiết bị trạm bơm, Công ty TNHH Một thành viên khai thác công trình thủy lợi tỉnh Hưng Yên đã bảo dưỡng, thay thế máy móc, thiết bị 190 tổ máy bơm các loại và sửa chữa 65 hạng mục công trình xây lắp.

Hiện tại Công ty đang tiếp tục triển khai kiểm tra và tu sửa thay thế máy móc, thiết bị, đảm bảo các trạm bơm sẵn sàng vận hành tham gia lấy nước đổ ải, phục vụ gieo cấy lúa xuân 2021.

Về công tác nạo vét đông xuân và đắp đê Bắc Hưng Hải, đến ngày 22/12/2020, toàn tỉnh đã triển khai thực hiện được 155.553m, đạt 22% so với kế hoạch tỉnh giao. Sở NN-PTNT đề nghị các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo quyết liệt nạo vét kênh mương, nạo vét cục bộ hoàn thành kế hoạch tỉnh giao để phục vụ lấy nước đổ ải kịp thời.

“Công ty TNHH Một thành viên khai thác công trình thủy lợi tỉnh đã tổ chức giải tỏa, trục vớt 13.480.149 m3 rau, bèo và giải tỏa 201 vật cản dòng chảy. Đến nay, dòng chảy sông trục, kênh mương cơ bản thông thoáng phục vụ công tác đổ ải theo kế hoạch. Ngoài ra Công ty còn lắp đặt 9 điểm bơm dã chiến với 48 tổ máy bơm; đầu tư, xây dựng 26 trạm bơm cột nước thấp, có công suất máy từ 2.500m/h đến 8.000m/h để cấp nguồn nước và tưới, tiêu hỗ trợ cho những khu vực khó khăn”, ông Nguyễn Văn Kinh cho hay.

Bám sát kế hoạch

Sau khi trực tiếp đi kiểm tra công tác chuẩn bị lấy nước đổ ải tại các địa phương, ông Nguyễn Văn Tỉnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN-PTNT), nhận định vụ Xuân 2021 tại miền Bắc có 3 yếu tố cần quan tâm.

Một là theo truyền thống của nông dân Đồng bằng sông Hồng thì ngày lập Xuân sẽ xuống đồng cấy. Vì năm nay lập Xuân sẽ rơi vào dịp cận Tết nên cần phải lưu ý để công tác chuẩn bị lấy nước cũng như gieo cấy phù hợp.

Hai là năm nay tốc độ hạ thấp đáy sông rất lớn, bình quân mỗi năm đáy sông hạ thấp 15cm tại khu vực từ Hà Nội trở lên, còn khu vực phía dưới Hà Nội là từ 3 - 5cm. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thủy lợi, những năm vừa qua, mực nước ở Hà Nội phải từ 2,2m trở lên thì các công trình mới đảm bảo được việc lấy nước.

Giải tỏa, trục vớt rau, bèo và rác thải, phục vụ công tác chuẩn bị lấy nước đổ ải. Ảnh: Phạm Hiếu.

Giải tỏa, trục vớt rau, bèo và rác thải, phục vụ công tác chuẩn bị lấy nước đổ ải. Ảnh: Phạm Hiếu.

“Nhưng năm 2020 thì không có thời điểm nào mực nước đạt 2,2m. Còn năm 2019 tổng thời gian đạt 2,2m trở lên chỉ chiếm 13,75%. Năm 2018 được 30%. Năm 2017 là 67% và 2016 là 70%. Từ đó có thể thấy càng ngày đáy sông càng hạ thấp rất nghiêm trọng. Vấn đề này chúng ta cần đặc biệt quan tâm trong quá trình chỉ đạo lấy nước”, ông Nguyễn Văn Tỉnh nhấn mạnh.

Ba là theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, vào tháng Giêng và tháng Hai Âm lịch 2021, đúng vào thời điểm chuẩn bị lấy nước thì khu vực Trung du và Đồng bằng sông Hồng sẽ có lượng mưa rất thấp, trung bình 10 - 30mm/tháng, tương đương và thấp hơn trung bình hàng năm.

“Từ ba yếu tố đó thì công tác lấy nước năm nay cần phải được đặt biệt quan tâm. Chính vì thế chúng tôi trên kinh nghiệm của những năm trước cũng như căn cứ tình hình thực tế đã đưa ra kế hoạch điều tưới nước rất phù hợp với các địa phương trong vùng”, ông Nguyễn Văn Tỉnh nói.

Từ đó lãnh đạo Tổng cục Thủy lợi đề nghị các địa phương cần tập trung một số điểm chính để phục vụ tốt công tác lấy nước đổ ải.

Thứ nhất là trên cơ sở lịch lấy nước mà Bộ NN-PTNT đã đề ra, các tỉnh cần xây dựng một kế hoạch chi tiết phù hợp nhất với địa phương mình.

Thứ hai là các địa phương cần nạo vét hệ thống kênh mương, nạo vét cửa lấy nước cũng như lắp đặt các trạm bơm dã chiến để khi nước về sẽ lấy được lượng nước tối đa.

Thứ ba là khi nước về cần trữ nước vào các hệ thống ao hồ, những vùng trũng trong hệ thống kênh mương trước để có thể tiết kiệm được lượng nước trong thời gian đổ ải phục vụ gieo cấy cũng như tưới dưỡng sau này.

Thứ tư là trong thời gian lấy nước cần chủ động bố trí khung thời vụ gần nhau để các địa phương trong vùng có thời gian sát nhau nhất nhằm thuận lợi cho việc điều tiết nước, vừa đảm bảo khung thời vụ tốt nhất, đủ nước gieo cấy vừa tiết kiệm nước.

Thứ năm, đối với những vùng Trung du và Hà Nội có tập quán thu hoạch rau màu vào thời gian Tết để bán được giá. Sau khi thu hoạch cần tập trung khoanh vùng cũng như trả lại mặt bằng để tiếp tục lấy nước gieo cấy phục vụ cho vụ Xuân 2021.

“Năm nay các hồ chứa thủy điện ở thượng nguồn đều tích được lượng nước tối đa. Nhưng không vì lượng nước dồi dào như vậy mà chúng ta không tiết kiệm nước.

Quan điểm chỉ đạo của Bộ NN-PTNT là trong khung thời vụ tốt nhất, người dân đảm bảo lấy đủ nước để gieo cấy trong diện tích của mình nhưng phải tiết kiệm được lượng nước tối đa” – Ông Nguyễn Văn Tỉnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN-PTNT).

Xem thêm
Chủ động nhiều phương án bảo vệ đàn vật nuôi trước mùa mưa bão

Tỉnh Quảng Ninh đang triển khai đồng bộ các giải pháp để bảo vệ an toàn cho đàn vật nuôi, giảm thiểu thiệt hại trong mùa mưa bão.

Bị xử phạt 5,5 triệu đồng do vứt xác lợn chết ra môi trường

TUYÊN QUANG Từ 19 đến 22/7, tỉnh Tuyên Quang buộc phải tiêu hủy 5.481 con lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi tại 376 hộ thuộc 114 thôn, 22 xã, với tổng trọng lượng hơn 304 tấn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Thiếu dữ liệu, nông hộ cà phê khó đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Chứng nhận MarinTrust: Cánh cửa giúp bột cá Việt vượt rào cản IUU

TP.HCM Sáng 24/7, Chi hội Bột cá, dầu cá Bà Rịa - Vũng Tàu và Phân viện Nghiên cứu Hải sản phía Nam tổ chức tập huấn chứng nhận MarinTrust và thực hành IUU.

Nghệ An ì ạch gỡ nút thắt ERPA: Vướng cơ chế hay do năng lực?

Quá trình thực hiện thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính (ERPA) tại Nghệ An khá ì ạch, đây là nội dung do Quỹ bảo vệ phát triển rừng làm đầu tàu.

Bình luận mới nhất