| Hotline: 0983.970.780

Vòng luẩn quẩn khiến dịch bệnh tăng thêm, người chăn nuôi bỏ nghề

Thứ Tư 27/03/2019 , 15:21 (GMT+7)

Tại cuộc họp bàn giải pháp kiểm soát an toàn cơ sở giống và ngành hàng thịt lợn, ông Kiều Minh Lực, Phó TGĐ Tập đoàn CP Việt Nam cảm ơn Bộ trưởng đã chia sẻ với người chăn nuôi.

Theo ông Lực, hiện có 2 vấn đề khó khăn: Dịch bệnh và giá cả. Giá xuống dẫn đến lợn tồn rất nhiều. Vòng luẩn quẩn này làm cho sức miễn dịch của lợn đến ngày xuất chuồng đi xuống. Điều này cũng làm cho nguồn cung cấp con giống, cung cấp lợn cho tương lai cũng khó khăn.

“Tất cả các yếu tố trên làm cho dịch bệnh tăng thêm, người chăn nuôi bỏ nghề. Điều này Bộ cũng nhận thấy, các doanh nghiệp ngồi đây cũng nhận thức được.  Theo tôi, việc vận chuyển con giống trong tình hình hiện nay rất phức tạp. Khi vận chuyển qua các trạm kiểm dịch cũng có khả năng lây lan bệnh.

Ông Kiều Minh Lực, Phó TGĐ Tập đoàn CP Việt Nam

Ông Lực đề nghị với lợn con, lợn nái thì cơ quan thú y chỉ nên kiểm tra ở trại xuất, trại nhập, bỏ khâu kiểm tra ở trạm kiểm dịch trên đường. Vì đây chính là nơi có nguy cơ lây lan mạnh.

Ngoài ra, cơ quan nhà nước, cơ quan truyền thông cân nhắc tới các quảng cáo có nội dung gây hiểu lầm về thịt lợn an toàn. Thực tế là lượng lợn tồn trong sản xuất còn đang lớn, trong thời điểm này có lẽ không nên đưa ra các quảng cáo như vậy.

“Với việc lấy mẫu, có nơi thì 5 mẫu, có nơi đến 29 mẫu. Tôi nghĩ với 5 mẫu cũng đã tốn 1,5 triệu rồi, như thế có lẽ tốn kém với hộ chăn nuôi. Tôi nghĩ cơ quan thú y nên dùng công nghệ PCA để tiết kiệm được nguyên vật liệu, chi phí cho nhân dân. Có thể vẫn yêu cầu lấy 29 mẫu, nhưng khi xét nghiệm thì nên giảm thiểu số lượng mẫu nguyên liệu. Dồn số mẫu lại để đỡ tốn kém”, ông Lực phân tích.

Về các trại giống trong tương lai, ông Lực đề xuất Bộ có giải pháp cho các đơn vị này. Ví dụ như các chuồng trại xung quanh có thể ảnh hưởng tới trại giống quy mô lớn. Các trại lớn cần được đặt ở vị trí thích hợp, có khoảng cách với chuồng trại khác, đảm bảo an toàn sinh học.

Về khả năng cung cấp con giống của CP, tại thời điểm này, mỗi năm CP có thể sản xuất được 300.000 con lợn hậu bị. Các trại của CP có quy mô vừa phải, lợn nái từ 1.200 đến 2.400 con, nuôi riêng so với trại hậu bị và trại thịt. Trại hậu bị và trại thịt có quy mô từ 10.000 đến 14.000 nên khả năng cách ly tốt.

Xem thêm
Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.