| Hotline: 0983.970.780

Ưu tiên chuyển đổi số các mặt hàng nông sản chủ lực

Thứ Ba 12/07/2022 , 21:36 (GMT+7)

Tập đoàn VNPT sẽ bám sát mục tiêu chuyển đổi số của ngành nông nghiệp, trong đó ưu tiên các nông sản chủ lực quốc gia và ngành hàng có giá trị kinh tế cao.

Trong tháng 7 này Cục Chăn nuôi và Tập đoàn VNPT sẽ từng bước triển khai phối hợp thu thập dữ liệu về cơ sở chăn nuôi tại các địa phương. Ảnh: Quang Dũng.

Trong tháng 7 này Cục Chăn nuôi và Tập đoàn VNPT sẽ từng bước triển khai phối hợp thu thập dữ liệu về cơ sở chăn nuôi tại các địa phương. Ảnh: Quang Dũng.

Để triển khai thực hiện cơ sở dữ liệu chăn nuôi, thời gian qua, Cục Chăn nuôi đã phối hợp với Tập đoàn VNPT xây dựng, triển khai thí điểm phần mềm làm công cụ thu thập, cập nhật, khai báo, hình thành nên cơ sở dữ liệu về thức ăn chăn nuôi và cơ sở dữ liệu về cơ sở chăn nuôi.

Đến thời điểm này, Cục Chăn nuôi cùng Tập đoàn VNPT đã triển khai thu thập dữ liệu tất cả nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước. Trong tháng 7 này sẽ từng bước triển khai phối hợp thu thập dữ liệu về cơ sở chăn nuôi tại các địa phương.

Chia sẻ về những bước đi trong thời gian tới, ông Nguyễn Tất Thắng, Trưởng  Ban Chuyển đổi số Tài Nguyên Môi trường và Nông nghiệp cho biết, Tập đoàn VNPT xác định bám sát mục tiêu chuyển đổi đổi số của ngành nông nghiệp, dựa trên hiện trạng về công tác hành chính, quản lý, hiện trạng các hệ thống thông tin đã triển khai. Từ đó, có những bước đi phù hợp với khối các cơ quan trong ngành nông nghiệp vừa mang lại hiệu quả cao nhất cho người dân và nền kinh tế số.

Theo đó, cần rà soát, hoàn thiện, nâng cấp các hệ thống đã được xây dựng để kế thừa các kết quả đã triển khai trước đây và tích hợp vào hệ thống nền tảng chung của bộ, ngành.

Đối với các nội dung cần xây dựng mới, cần phân tích kỹ lưỡng, đưa ra thứ tự ưu tiên hợp lý để tính toán kế hoạch triển khai phù hợp, đảm bảo giải quyết nhanh các vấn đề nóng, nhưng cũng đảm bảo việc bao trùm các nội dung về lâu dài.

“Đặc biệt cần ưu tiên cho việc chuyển đổi số các nông sản chủ lực quốc gia, các ngành hàng có giá trị kinh tế cao, lợi thế xuất khẩu. Trong đó, vấn đề được đặt lên hàng đầu là đem lại lợi ích cho người nông dân, cộng đồng, doanh nghiệp”, ông Thắng nói.

Giai đoạn tới, Tập đoàn VNPT cũng tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo – AI, Blockchain … để thực hiện được việc chuyển đổi số đồng bộ, gắn với công tác cảnh báo, dự báo để mang lại hiệu quả tối đa trong tương lai số nông nghiệp.

Thường trực Tổ Chuyển đổi số Cục Chăn nuôi kiến nghị Lãnh đạo Bộ NN-PTNT xem xét nhân rộng và thúc đẩy nhanh hơn nữa công tác xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu các lĩnh vực để thực hiện chuyển đổi số toàn ngành. Ảnh: Quang Dũng.

Thường trực Tổ Chuyển đổi số Cục Chăn nuôi kiến nghị Lãnh đạo Bộ NN-PTNT xem xét nhân rộng và thúc đẩy nhanh hơn nữa công tác xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu các lĩnh vực để thực hiện chuyển đổi số toàn ngành. Ảnh: Quang Dũng.

Để phối hợp tốt hơn nữa với Tập đoàn VNPT trong quá trình chuyển đổi số ngành chăn nuôi, ông Nguyễn Vũ Ninh, Thường trực Tổ Chuyển đổi số Cục Chăn nuôi đề nghị, Tập đoàn tiếp tục bám sát các chủ trương, định hướng của Bộ NN-PTNT trong công tác chuyển đổi số ngành nông nghiệp và đầu tư về công nghệ, nguồn lực để đảm bảo cho công tác chuyển đổi số lĩnh vực chăn nuôi nói riêng, ngành NN-PTNT nói chung.

Cùng với đó, ông Ninh cũng kiến nghị Lãnh đạo Bộ NN-PTNT xem xét nhân rộng và thúc đẩy nhanh hơn nữa công tác xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu các lĩnh vực để thực hiện chuyển đổi số toàn ngành.

Chiến lược phát triển chăn nuôi được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 6/10/2020 tại Quyết định số 1520/QĐ-TTg đặt ra mục tiêu: “Trong giai đoạn 2021 - 2025 mức tăng trưởng giá trị sản xuất trung bình từ 4 đến 5%/năm. Sản lượng thịt xẻ các loại đạt từ 5,0 đến 5,5 triệu tấn, trong đó: thịt lợn từ 63 đến 65%, thịt gia cầm từ 26 đến 28%, thịt gia súc ăn cỏ từ 8 đến 10%. Sản lượng trứng đạt từ 18 đến 19 tỷ quả, sữa: từ 1,7 đến 1,8 triệu tấn".

Do đó, việc chuyển đổi số lĩnh vực chăn nuôi sẽ góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển chăn nuôi một cách toàn diện, hiệu quả, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với phát triển các chuỗi giá trị, nâng cao giá trị gia tăng, bảo đảm an toàn sinh học, dịch bệnh, môi trường.

Đồng thời, giúp các trang trại, hộ chăn nuôi theo hướng chuyên nghiệp; các sản phẩm chăn nuôi bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, thân thiện với môi trường, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm của tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Xem thêm
Hơn 2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh

QUẢNG NINH Giai đoạn chuyển mùa khiến dịch bệnh trên thủy sản nguy cơ bùng phát mạnh, Quảng Ninh vừa ghi nhận 2,2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh.

Lúa mất mùa, mất giá, nông dân kém vui

GIA LAI Nông dân Gia Lai đang vào vụ thu hoạch lúa đông xuân. Vụ này không chỉ năng suất lúa thấp mà giá lúa cũng giảm, nông dân kém vui.

Bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng'

Để nông sản có chỗ đứng, giám đốc hợp tác xã phải chịu khó tìm kiếm thị trường, thậm chí bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng' giúp nông dân.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

169 hạt sen bay lên vũ trụ: Khoa học và niềm tự hào dân tộc

Phi hành gia Amanda Nguyễn mang 169 hạt sen của Việt Nam bay vào không gian là khởi đầu mới trong nghiên cứu khoa học và thể hiện niềm tự hào dân tộc.

Tổ đoàn kết nhân đôi sức mạnh ngư dân, làm 'tai mắt' trên biển

ĐÀ NẴNG Đà Nẵng có gần 100 tổ đoàn kết với 700 tàu cá cùng hỗ trợ nhau vươn khơi bám biển, khai thác thủy sản bền vững và chấp hành quy định chống khai thác IUU.

Cháy rừng từ Hòa Bình lan sang Hà Nam

HÀ NAM Lực lượng chức năng đang khẩn trương ngăn chặn đám cháy từ tỉnh Hoà Bình lan sang khu rừng ở phường Ba Sao, thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.