| Hotline: 0983.970.780

Tuyệt đối không chữa bệnh dại bằng biện pháp chưa được Bộ Y tế công nhận

Thứ Tư 31/05/2023 , 18:10 (GMT+7)

UBND tỉnh Bắc Ninh đề nghị các sở, ngành, địa phương tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dại trên địa bàn tỉnh trong năm 2023.

Cán bộ thú y địa phương tiêm phòng dại tận nhà người dân. Ảnh: NH.

Cán bộ thú y địa phương tiêm phòng dại tận nhà người dân. Ảnh: NH.

UBND tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành công văn gửi các Sở, ngành, địa phương trong tỉnh đề nghị tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dại trên địa bàn tỉnh trong năm 2023.

Theo đó, nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống bệnh dại, giảm thiểu và tiến tới không còn người chết vì bệnh dại trên địa bàn, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu các Sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung nguồn lực để tổ chức thực hiện quyết liệt và đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh dại theo quy định của Luật Thú y, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Trong đó, tỉnh Bắc Ninh yêu cầu Sở NN-PTNT, Y tế, Tài chính, Giao thông vận tải, Thông tin và Truyền thông,... phải thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo, đôn đốc công tác phòng, chống bệnh dại trên động vật tại các huyện, thị xã, thành phố.

Chủ động mua sắm, chuẩn bị đầy đủ vắc xin dại cũng như hóa chất, vật tư nhằm kịp thời phân bổ cho các địa phương để triển khai. Theo dõi, nắm bắt đặc điểm dịch tễ của dịch bệnh, sự biến đổi của virus dại để tham mưu các giải pháp phòng, chống dịch phù hợp, hiệu quả.

Tăng cường công tác kiểm dịch vận chuyển chó, mèo trên địa bàn tỉnh và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Thực hiện nghiêm túc việc báo cáo dịch bệnh động vật thông qua Hệ thống báo cáo trực tuyến (VAHIS).

Kịp thời chia sẻ thông tin ngay khi phát hiện trường hợp chó, mèo mắc bệnh dại hoặc nghi mắc bệnh dại cắn người. Tổ chức điều tra, xác định nguyên nhân và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định.

Phổ biến địa chỉ các điểm tiêm phòng bệnh dại trên địa bàn tỉnh. Hướng dẫn người bị chó, mèo cắn cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị dự phòng. Tuyệt đối không chữa bệnh dại bằng các biện pháp chưa được Bộ Y tế công nhận.

Chỉ được chữa bệnh dại bằng biện pháp tiêm vacxin đã được Bộ Y tế công nhận. Ảnh: NH.

Chỉ được chữa bệnh dại bằng biện pháp tiêm vacxin đã được Bộ Y tế công nhận. Ảnh: NH.

Kiểm tra và xử lý nghiêm khắc các vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng phương pháp chưa được công nhận, sử dụng thuốc chưa được phép lưu hành để khám, điều trị cho người bị bệnh dại hoặc người bị chó, mèo cắn.

Đối với UBND các huyện, thị xã, thành phố, bố trí các nguồn lực, kinh phí để triển khai kịp thời, có hiệu quả Kế hoạch của UBND tỉnh về phòng, chống bệnh dại trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2022 - 2030.

Thành lập các đoàn công tác do lãnh đạo UBND cấp huyện, cấp xã làm trưởng đoàn đi đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về phòng, chống bệnh dại ở người và động vật trên địa bàn. Người đứng đầu UBND cấp huyện, cấp xã chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh dại, xử lý cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý.

Tổ chức thực hiện tiêm phòng vacxin dại cho đàn chó, mèo bảo đảm đạt tỷ lệ tiêm phòng từ 85 - 90% tổng đàn trong giai đoạn 2023 - 2025 và trên 90% trong giai đoạn 2026 - 2030. Thường xuyên rà soát, tiêm phòng bổ sung, tránh bỏ sót chó, mèo.

Tăng cường các biện pháp kiểm soát lưu thông, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán chó, mèo nhập lậu, nghi nhập lậu, chó mèo chưa qua kiểm dịch thú y theo quy định của pháp luật.

Thống kê chính xác số hộ nuôi và số chó, mèo ở từng khu dân cư, thôn, xã. Hướng dẫn, yêu cầu chủ hộ nuôi chó, mèo cam kết thực hiện nghiêm việc khai báo, chấp hành việc nuôi nhốt chó, mèo trong khuôn viên gia đình, bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, không để ảnh hưởng tới những người xung quanh, người dân chấp hành tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho chó, mèo theo quy định.

Bên cạnh đó, tỉnh chỉ đạo đài Phát thanh cấp huyện, đài truyền thanh cấp xã đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền để người nuôi chó, mèo có trách nhiệm không để chó chạy rông. Cần thực hiện nghiêm việc đeo rọ mõm và có người dắt khi đi ra ngoài, chấp hành nghiêm túc tiêm vắc xin cũng như hiểu biết tính chất nguy hiểm của bệnh dại.

UBND các huyện, thị xã, thành phố cùng phối hợp chặt chẽ với Sở NN-PTNT, Sở Y tế, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản cùng các cơ quan liên quan làm sao để tối ưu nhất việc phòng chống bệnh dại.

UBND tỉnh Bắc Ninh cũng đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể tỉnh chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc và tổ chức đoàn thể các địa phương chủ động, tham gia cùng chính quyền các cấp, các Sở, ngành liên quan trong công tác phòng, chống bệnh dại.

Xem thêm
Xây dựng thương hiệu yến Việt: [Bài 3] Chinh phục thị trường tỷ dân

Là quốc gia tiêu thụ tổ yến lớn nhất thế giới, Trung Quốc đang dần trở thành thị trường 'vàng' cho sản phẩm yến sào Việt Nam.

Sơn La sẽ tổng kết 10 năm đưa cây ăn quả lên đất dốc

Sơn La Sơn La dự kiến sẽ tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chủ trương trồng cây ăn quả trên đất dốc trong tháng 5/2025.

Sản xuất cà phê sạch, bền vững

Dự án thúc đẩy sản xuất cà phê bền vững, tập trung quản lý chất thải, nâng cao nhận thức nông dân sau gần 2 năm triển khai đã đạt nhiều kết quả tích cực.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Bàn giải pháp phát triển nông nghiệp, thủy sản tuần hoàn

KIÊN GIANG Chuyển đổi luân canh lúa – thủy sản, rau màu, biến phụ phẩm thành phân bón hữu cơ, than sinh học bón lại cho đất giúp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Trà Vinh kiểm soát chặt tàu cá không đủ điều kiện hoạt động

Trà Vinh Đây là một trong những nội dung UBND tỉnh Trà Vinh vừa có văn bản giao Sở Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương triển khai thực hiện.

Lào Cai: Hỗ trợ hơn 10 tỷ đồng trồng 600 ha trồng rừng gỗ lớn

UBND tỉnh Lào Cai vừa phê duyệt dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất loài cây gỗ lớn khoảng 600 ha trên địa bàn huyện Bảo Thắng năm 2024 - 2025.