| Hotline: 0983.970.780

TP.HCM chỉ cung cấp được 3% nhu cầu tiêu thụ lươn

Thứ Năm 18/07/2019 , 13:57 (GMT+7)

Trước tình hình dịch tả heo Châu Phi ngày càng phức tạp, việc đẩy mạnh sản xuất lươn là nhu cầu cấp thiết cho các hộ chăn nuôi trên địa bàn TP.HCM.

Hội nghị “Giao lưu các đơn vị sản xuất kinh doanh lươn trên địa bàn thành phố”.

Sáng 18/7, Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp (Sở NN-PTNT TP.HCM) đã tổ chức Hội nghị “Giao lưu các đơn vị sản xuất kinh doanh lươn trên địa bàn thành phố”.

Tham dự có ông Nguyễn Văn Trực, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TP.HCM, lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Thủy sản… cùng các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lươn, các hộ nông dân nuôi lươn trên địa bàn thành phố.

Hội nghị nhằm giải đáp những thắc mắc, khó khăn của người nông dân trong quá trình chuyển đổi sang nuôi lươn, cũng như chia sẻ kinh nghiệm của những hộ nuôi trước đó. Để từ đó, đánh giá thực trạng và tiềm năng của nghề nuôi lươn hiện nay trên địa bàn TP.HCM, đề ra định hướng phát triển, chuyển dịch từ cây trồng – vật nuôi chưa hiệu quả sang nuôi lươn mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Cùng với đó là xây dựng một số giải pháp tăng cường kết nối tiêu thụ giữa người nuôi với các đơn vị thu mua.

Theo Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp, hiện TP.HCM có 27 hộ nuôi lươn với 778 bể (tương đương tổng diện tích nuôi 9.336 m2), chủ yếu tập trung tại các hộ nhỏ lẻ trên địa bàn huyện Củ Chi (xã Tân Phú Trung, An Nhơn Tây và Tân Thông Hội) và huyện Hóc Môn, Bình Chánh và Quận 12.

Mô hình nuôi lươn không bùn trong bể xi măng của ông Phạm Đức Nhoai (Củ Chi).

Nguồn lươn thịt của thành phố chủ yếu được tập trung tại chợ đầu mối Bình Điền để cung ứng cho các thị trường, trong đó, 97% được nhập từ các tỉnh như Đồng Nai, An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Tiền Giang, Tây Ninh; còn khoảng 3% là lươn thịt có nguồn gốc nuôi tại thành phố (tương đương khoảng 194,5 tấn/năm). Trong khi đó, sản lượng tiêu thụ nguồn lươn thịt thương phẩm tại thị trường TP.HCM chiếm 40% tương đương 2.304 tấn/năm.

Tại hội nghị, nhiều ý kiến cho rằng, hiệu quả kinh tế mang lại từ con lươn là rất lớn, tuy nhiên việc đầu tư đòi hỏi phải có vốn, cùng với đó là mở lớp tập huấn cho bà con, hướng tới nuôi lươn sạch đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và hướng đến xuất khẩu.

Mặt khác, vấn đề nghiên cứu đảm bảo nguồn lươn giống cũng cần được quan tâm, để không phải bị động bởi nguồn lươn giống nhập từ Campuchia như hiện nay.

Xem thêm
Người chăn gà du mục và ước mơ thay đổi hình ảnh nông dân Việt

Sáng đó sương dâng ngập trời Tân Sơn, tôi lên núi chăn gà du mục để nghe Đức kể về ước mơ thay đổi hình ảnh 'cổ cày, vai bừa' của nông dân Việt.

Dịch tả heo Châu Phi tái bùng phát tại Gia Lai

GIA LAI Qua nhiều năm dịch tả heo Châu Phi được khống chế nhờ giải pháp phòng chống dịch của ngành chức năng, nay dịch bệnh này tái xuất hiện tại phường An Nhơn Đông.

Khẩn trương phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng

Tại các địa phương từ Nghệ An đến TP Huế, sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng đang gia tăng do thời tiết thuận lợi cho sinh vật hại phát triển.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Hải Phòng tìm cách phát huy các 'mỏ vàng' nông nghiệp

Sở hữu tiềm năng lớn từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đến con người, nhưng phát triển sản xuất nông nghiệp Hải Phòng được đánh giá chưa tương xứng với tiềm năng.

Biến phụ phẩm quả xoài thành phân hữu cơ

ĐỒNG THÁP Biến phế phẩm xoài thành phân hữu cơ không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn mở ra mô hình kinh tế tuần hoàn, nâng cao giá trị cho nông nghiệp Đồng Tháp.

Vườn Quốc gia Vũ Quang - tương lai du lịch xanh

HÀ TĨNH Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành quyết định phê duyệt Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Vườn Quốc gia Vũ Quang, giai đoạn 2025 - 2030.

Bình luận mới nhất