| Hotline: 0983.970.780

Tỉnh Thừa Thiên- Huế nói gì về việc giảm hơn 800 ha rừng?

Chủ Nhật 14/06/2020 , 20:30 (GMT+7)

Tỉnh Thừa Thiên – Huế đã thông tin liên quan đến việc hơn 800ha rừng, đất lâm nghiệp ở địa phương bị giảm.

Theo Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Thừa Thiên – Huế, năm 2018, diện tích rừng tự nhiên toàn tỉnh Thừa Thiên- Huế là 212.180,45ha. Đến năm 2019, diện tích rừng tự nhiên ở địa phương giảm 807,34 ha so với năm 2018.

Tỉnh Thừa Thiên- Huế cho rằng rừng tự nhiên ở địa phương bị giảm chủ yếu do sai khác dữ liệu kiểm kê với thực tế. Ảnh: Tiến Thành.

Tỉnh Thừa Thiên- Huế cho rằng rừng tự nhiên ở địa phương bị giảm chủ yếu do sai khác dữ liệu kiểm kê với thực tế. Ảnh: Tiến Thành.

Theo đó, rừng bị giảm là do những nguyên nhân như: Cháy rừng 0,14 ha (ở xã Hương Giang và Thượng Lộ, huyện Nam Đông). Phá rừng trái pháp luật, lấn chiếm rừng làm giảm 10,35ha, trên các địa bàn các huyện: A Lưới (1,87 ha), Nam Đông (7,25ha), Phong Điền (0,78ha), Phú Lộc (0,4ha) và Phú Vang (0,5ha); trong số đó, có 7ha rừng gỗ tự nhiên và 3,35 ha rừng hỗn giao gỗ - tre nứa.  Sạt lỡ gây mất diện tích rừng gỗ tự nhiên 11,26ha ở xã Thượng Quảng (Nam Đông).

Một nguyên nhân quan trọng khiến diện tích lớn rừng bị mất, theo ngành nông nghiệp địa phương này lý giải: Do sai khác dữ liệu hiện trạng rừng giữa kết quả kiểm kê rừng năm 2016 với thực tế nên phải điều chỉnh làm giảm 785,59ha. Cùng đó, do sai khác dữ liệu giữa hiện trạng rừng tại bản đồ kiểm kê rừng năm 2016 và hiện trạng rừng năm 2018 khiến cho diện tích rừng tự nhiên bị mất, diện tích đất trống và diện tích rừng trồng tăng 391,59ha và 394 ha.

Việc sai khác hiện trạng rừng tự nhiên này chủ yếu do 2 nguyên nhân đó là: Căn cứ tại Khoản 2, Điều 7, Thông tư liên tịch số 12 ngày 24/1/2014 của liên Bộ Tài chính - NN-PTNT hướng dẫn cơ chế quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện dự án Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2013 - 2016.

Quá trình kiểm kê rừng năm 2016 tại Thừa Thiên- Huế, chỉ kế thừa số liệu (hồ sơ, bản đồ) của Quỹ Bảo vệ Phát triển rừng tỉnh chứ không thực hiện điều tra, đo đếm và thực hiện kiểm kê như các diện tích khác. Do đó, nên có 495,63ha rừng tự nhiên được ghi nhận trên dữ liệu kiểm kê nhưng thực tế là rừng trồng và đất trống (chiếm 63,09%).

Theo Sở NN-PTNT Thừa Thiên- Huế việc phá rừng trái pháp luật, lấn chiếm rừng ở địa phương làm giảm khoảng hơn 10 ha. Ảnh: Tiến Thành.

Theo Sở NN-PTNT Thừa Thiên- Huế việc phá rừng trái pháp luật, lấn chiếm rừng ở địa phương làm giảm khoảng hơn 10 ha. Ảnh: Tiến Thành.

Nguyên nhân thứ 2, theo quy trình kiểm kê rừng, việc kiểm kê rừng tại các địa phương dựa trên kết quả điều tra rừng được Viện Điều tra Quy hoạch rừng - đơn vị tư vấn Trung ương bàn giao. Kết quả điều tra này cũng có nhiều sai khác so với thực tế do kỹ thuật(chất lượng nguồn ảnh viễn thám, ảnh từ google earth,…). Đã có 289,96 ha rừng tự nhiên được ghi nhận trên dữ liệu kiểm kê nhưng thực tế là rừng trồng.

Về hướng xử lý sau khi có kết quả kiểm kê rừng 2016, để xây dựng bộ cơ sở dữ liệu ít sai khác nhất so với hiện trạng thực tế, từ năm 2017-2018, Sở NN-PTNT Thừa Thiên- Huế đã chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh tiến hành cập nhật hiện trạng rừng đúng thực tế vào phần mềm cập nhật diễn biến rừng. Kết quả biến động với những nguyên nhân cụ thể như trên đã được báo cáo Tổng cục Lâm nghiệp.

Đồng thời, chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm, các đơn vị chủ rừng tiếp tục rà soát hiện trạng rừng cũng như cập nhật các biến động bằng các phần mềm chuyên dụng để có kết quả chính xác, minh bạch nhất, cũng như phòng ngừa việc xâm lấn tài nguyên rừng gây mất rừng.

Trước đó, Bộ NN-PTNT công bố có 9 tỉnh trên cả nước có diện tích rừng tự nhiên giảm trong giai đoạn 2018 - 2019. Nhiều nhất là tỉnh Đắk Lắk với 11.420ha; tiếp đến là các tỉnh: Đắk Nông 7.157ha, Quảng Bình 3.337ha, Quảng Trị 1.991ha, Quảng Ngãi 1.507ha, Phú Thọ 1.149ha, Khánh Hoà 833ha, Thừa Thiên Huế 807ha và Bình Định 677ha.

Xem thêm
Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Chống dịch tả lợn Châu Phi: Chính sách đã đủ, chỉ thiếu sự quyết liệt

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến khẳng định, tại Hội nghị Phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi và công tác kiểm soát giết mổ động vật sáng 23/7.

Nhãn chín sớm giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi chính vụ

HƯNG YÊN Tự chọn lọc được giống nhãn chín sớm hơn trà chính vụ khoảng 1 tháng, ông Đỗ bán được nhãn quả với giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi nhãn chính vụ.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất