| Hotline: 0983.970.780

Tình hình dịch tả lợn Châu Phi: 255 xã của cả nước còn dịch

Thứ Tư 01/07/2020 , 09:40 (GMT+7)

Dịch tả lợn Châu Phi (dịch tả heo Châu Phi) đến thời điểm này xuất hiện ở 255 xã thuộc 66 huyện của 20 tỉnh, thành phố. Chỉ riêng tháng 6/2020 có hơn 5.800 con lợn phải tiêu hủy.

Dịch tả lợn Châu Phi đã xuất hiện ở 255 xã nên để phòng chống dịch tả heo Châu Phi, lãnh đạo Cục Thú y cùng các đơn vị trực thuộc tiếp tục chỉ đạo, đi kiểm tra, đôn đốc, phối hợp với các địa phương trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật. Ảnh: Nguyên Huân.

Dịch tả lợn Châu Phi đã xuất hiện ở 255 xã nên để phòng chống dịch tả heo Châu Phi, lãnh đạo Cục Thú y cùng các đơn vị trực thuộc tiếp tục chỉ đạo, đi kiểm tra, đôn đốc, phối hợp với các địa phương trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật. Ảnh: Nguyên Huân.

Theo Cục Thú y (Bộ NN-PTNT), tính riêng tháng 6/2020, cụ thể đến ngày 28/6/2020, bệnh dịch tả lợn Châu Phi xảy ra tại 143 xã (bao gồm 1 xã mới và 142 xã tái phát) của 14 tỉnh. Tổng số heo bị bệnh buộc phải tiêu hủy trong tháng 6 là 5.856 con. Như vậy, tính đến thời điểm này, cả nước có 255 xã thuộc 66 huyện của 20 tỉnh, thành phố xuất hiện dịch tả lợn Châu Phi.

Dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện ca đầu tiên tại Việt Nam đầu tháng 2/2019. Sau đó, dịch đã lây lan ra toàn bộ 63 tỉnh, thành trong cả nước, tổng số đầu lợn tiêu hủy đến thời điểm hiện tại trên 6 triệu con.

Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện lần đầu tiên tại Kenya, Châu Phi năm 1921, từ đó đến nay con người vẫn chưa tìm ra được vắc-xin cũng như thuốc đặc trị cho loại dịch bệnh nguy hiểm trên lợn này.

Dịch tả lợn Châu Phi cực kỳ nguy hiểm đối với lợn bởi tỷ lệ bị chết khi nhiễm bệnh lên tới 100%. Tuy nhiên, virus Dịch tả lợn Châu Phi chỉ lây từ lợn sang lợn, không có khả năng lây nhiễm sang người.

Xem thêm
Chăn nuôi an toàn không dịch bệnh là 'chìa khóa' cho sinh kế bền vững

TUYÊN QUANG Chăn nuôi an toàn dịch bệnh không chỉ là giải pháp bảo vệ đàn vật nuôi mà còn là chìa khóa ổn định sản xuất, giữ vững sinh kế cho người dân ở Tuyên Quang.

Vườn sầu riêng 'nói không' với hóa chất

ĐẮK NÔNG Không chạy theo lợi nhuận trước mắt, anh Lâm kiên trì học hỏi và áp dụng hiệu quả phương pháp canh tác hữu cơ cho vườn sầu riêng 15ha.

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ canh tác sầu riêng

ĐẮK LẮK Chiều 12/5, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong canh tác sầu riêng.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

Đồng Tháp tập huấn về AI cho cán bộ và người dân

Đồng Tháp tổ chức tập huấn AI nhằm nâng cao nhận thức chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân trên địa bàn tỉnh.

Thủ phủ tôm giống công nghệ cao: [Bài 1] Chiếm hơn 30% sản lượng con giống cả nước

Ninh Thuận được mệnh danh là thủ phủ tôm giống của cả nước, bởi địa phương này có 460 cơ sở sản xuất và chiếm hơn 30% sản lượng tôm giống toàn quốc.

Giải phóng sức sáng tạo cho khoa học lâm nghiệp

Nguồn lực và cơ chế, chính sách từ Nghị quyết 57 được kỳ vọng sẽ gỡ được tình trạng 'hồ sơ tài chính nhiều hơn hồ sơ khoa học'.