| Hotline: 0983.970.780

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện chính sách pháp luật về lâm nghiệp

Thứ Ba 19/12/2023 , 09:19 (GMT+7)

Cục Lâm nghiệp đánh giá, đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm 2024 nhằm quản lý hệ thống rừng đặc dụng, rừng phòng hộ phát triển bền vững.

Lực lượng chức năng tổ chức ký cam kết bảo vệ rừng với đồng bào dân tộc ở bản Co Thón, xã Pá Khoang (TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên). Ảnh: ĐBP.

Lực lượng chức năng tổ chức ký cam kết bảo vệ rừng với đồng bào dân tộc ở bản Co Thón, xã Pá Khoang (TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên). Ảnh: ĐBP.

Theo đó, dự báo trong năm 2024 sẽ có thêm các chính sách mới được ban hành như Luật Đất đai (sửa đổi); Nghị định về một số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp; Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; Thông tư hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính và đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính lĩnh vực sử dụng đất và lâm nghiệp...

Do đó công tác chỉ đạo, điều hành cần tiếp tục tăng cường triển khai thực hiện nghiêm túc Kết luận số 61-KL/TW ngày 17/8/2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13- CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Bảo vệ có hiệu quả diện tích rừng được giao quản lý; khôi phục hệ sinh thái rừng bằng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh (phục hồi hệ sinh thái rừng, làm giàu rừng, chăm sóc rừng, phát triển rừng), chú trọng khôi phục đảm bảo 15% diện tích hệ sinh thái rừng bị suy thoái được phục hồi và bảo tồn, đặc biệt là hệ thống rừng đặc dụng. Số lượng các loài nguy cấp, quý hiếm bị đe dọa tuyệt chủng và số lượng quần thể các loài được cải thiện.

Ngoài ra, tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc các đơn vị cơ sở tuần tra, kiểm soát tại rừng nhằm bảo vệ rừng tận gốc; chốt chặn tại các khu vực "điểm nóng" về vận chuyển lâm sản trái phép. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học ở cơ sở, phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư nhằm tạo sự đồng thuận, hỗ trợ trong bảo vệ và phát triển rừng. Xây dựng các bộ chỉ tiêu, chỉ số giám sát tài nguyên rừng, đa dạng sinh học và hướng dẫn các đơn vị cập nhật thông tin nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý ở các khu rừng đặc dụng, phòng hộ ngày một tốt hơn.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.