| Hotline: 0983.970.780

Thừa Thiên - Huế: Phòng ngừa bệnh đạo ôn cổ bông

Thứ Ba 07/04/2020 , 09:09 (GMT+7)

Cơ quan chức năng Thừa Thiên - Huế khuyến cáo và hướng dẫn người dân phòng ngừa khả năng gây hại và lây lan bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa đông xuân.

Người dân Thừa Thiên- Huế đang tích cục phun thuốc ngăn ngừa sâu bệnh cho lúa đông xuân giai đoạn trổ bông. Ảnh: Tiến Thành.

Người dân Thừa Thiên- Huế đang tích cục phun thuốc ngăn ngừa sâu bệnh cho lúa đông xuân giai đoạn trổ bông. Ảnh: Tiến Thành.

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh Thừa Thiên- Huế, vụ đông xuân 2019-2020, toàn tỉnh gieo cấy trên 28.700 ha lúa gồm các giống chủ lực như HT1, TH5, Bắc thơm 7, Khang dân... và 3.560 ha rau các loại.

Đến nay đã có hơn 6.500 ha lúa đã và đang trổ bông, và đã có hơn 170ha lúa đông xuân bị bệnh đạo ôn cổ bông gây hại, tập trung ở các huyện Phú Lộc 2,3ha, Phú Vang 15 ha, Hương Thủy 03ha , Phong Điền gần 1ha; trong đó nhiều nhất là huyện Quảng Điền với 150ha. Ngoài ra, hơn 330 ha lúa đông xuân cũng đã bị bệnh lem lép hạt gây hại.  

Theo ông Hồ Đắc Thọ, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt- BVTV Thừa Thiên- Huế, qua điều tra đồng ruộng cho thấy bệnh đạo ôn cổ bông gây hại tỉ lệ 1-3%, nơi cao 3-5% tập trung chủ yếu tại các đồng ruộng đất cát pha, tầng canh tác mỏng, gieo sạ dày, bón phân không cân đối, bón nhiều đạm, các chân ruộng phun thuốc chưa đúng kỹ thuật.

Cùng với đó, do ngày nắng ấm, đêm và sáng có sương mù,...cũng đã tạo điều kiện cho bệnh đạo ôn cổ bông phát sinh.

Chi cục Trồng trọt- BVTV Thừa Thiên- Huế đã có những khuyến cáo và hướng người dân tập trung triển khai việc tập trung phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông bằng cách, phun đúng thời điểm khi lúa trổ về thưa (trổ 3-5%) và sau khi lúa trổ xong bằng các loại thuốc như Beam 75WP, Trizole 75 WP,Pilia 325 SC,... để hạn chế sâu bệnh gây hại.

Đối với diện tích lúa giai đoạn đòng - chuẩn bị trổ bông, người dân phun bổ sung các loại phân bón lá siêu Kali để cung cấp dinh dưỡng, thúc đẩy quá trình trổ bông, hình thành gié hạt, hạn chế lép hạt ảnh hưởng năng suất.

Nguyên tắc phun phải đảm bảo theo nguyên tắc “4 đúng” là phun đủ lượng nước thuốc trên đơn vị diện tích, khi phun không nên phối hợp nhiều loại thuốc, phun vào chiều tối và khi phun gặp mưa dông nên phun lại lần 2 để hạn chế sinh vật tái nhiễm gây hại.

Sở NN-PTNT Thừa Thiên- Huế cũng đã có công văn gửi Chi cụ Trồng trọt- BVTV, Trung tâm Khuyến nông, Phòng NN- PTNT, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện phối hợp các địa phương tăng cường kiểm tra đồng ruộng, theo dõi dịch bệnh để có biện pháp phòng trừ.

Đảm bảo việc cung ứng thuốc, phân bón cho người dân và bố trí phương án phun phòng, chăm sóc kịp thời.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.