| Hotline: 0983.970.780

Thủ phủ tôm giống công nghệ cao: [Bài 2] Giữ thương hiệu cho tôm giống

Thứ Sáu 16/05/2025 , 08:12 (GMT+7)

Ngành chức năng kiểm soát chặt chất lượng tôm giống đầu vào, từ tôm bố mẹ nhập khẩu đến tôm đánh bắt trong tự nhiên để giữ chữ tín thương hiệu tôm giống Ninh Thuận.

Kiểm dịch trên phần mềm

Theo ông Huỳnh Minh Khánh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Ninh Thuận, công tác phòng chống dịch bệnh trên vật nuôi, đặc biệt là công tác phòng chống dịch bệnh trên tôm giống là nhiệm vụ thường xuyên của ngành chức năng tỉnh này.

Ninh Thuận có hai khu quy hoạch sản xuất tôm giống, với tổng diện tích 298ha. Ảnh: PC.

Ninh Thuận có hai khu quy hoạch sản xuất tôm giống, với tổng diện tích 298ha. Ảnh: PC.

Đến nay, trên địa bàn Ninh Thuận đã có 457 cơ sở sản xuất tôm giống được ngành chức năng cấp chứng nhận đủ điều kiện ương dưỡng tôm giống. Chi cục Chăn nuôi và Thú y Ninh Thuận thường xuyên kiểm soát chặt chẽ chất lượng tôm giống đầu vào, từ con tôm sú bố mẹ nhập khẩu cũng như tôm sú đánh bắt trong tự nhiên.

Đối với tôm giống vận chuyển nội tỉnh thì không được kiểm dịch, tuy nhiên, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Ninh Thuận nắm bắt kỹ việc vận chuyển từ cơ sở có nhập tôm bố mẹ về đến cơ sở trong quá trình sản xuất giống để giám sát theo đợt, theo trại, để kiểm soát chặt chẽ tôm giống đầu vào.

Cũng theo ông Khánh, công tác giám sát địa bàn, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Ninh Thuận nắm bắt nhật ký sản xuất, thu mẫu định kỳ, nhằm đảm bảo kiểm soát 3 bệnh nguy hiểm thường xảy ra trên tôm. Khi tôm bị nhiễm bệnh, chi cục đề nghị cơ sở sản xuất tiêu hủy số tôm này.

Đặc biệt, ngành chức năng Ninh Thuận đã thực hiện kiểm dịch trên phần mềm, nên công tác kiểm dịch được diễn ra nhanh chóng, tạo thuận lợi cho kiểm dịch viên và các trại nuôi tôm giống. Lúc cao điểm, ngành chức năng Ninh Thuận phải giải quyết đến 300 hồ sơ/ngày, nhân lực của Chi cục Chăn nuôi và Thú y không đủ để thực hiện công tác kiểm dịch.

Công tác kiểm soát dịch bệnh tôm giống được Ninh Thuận đặc biệt chú trọng. Ảnh: PC.

Công tác kiểm soát dịch bệnh tôm giống được Ninh Thuận đặc biệt chú trọng. Ảnh: PC.

Khi công tác kiểm dịch được thực hiện trên phần mềm, kết quả kiểm dịch được máy tổng hợp và gửi đến các địa phương nơi tiếp nhận con giống vào lúc 16 giờ 30 phút hàng ngày. Đến kỳ cơ sở xuất bán tôm giống, khi đã có kết quả xét nghiệm, kiểm dịch viên chỉ kiểm tra lại số lượng các loại, kiểm tra lại lô hàng và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định.

"Số giấy chứng nhận kiểm dịch Chi cục Chăn nuôi và Thú y Ninh Thuận cấp trong năm 2024 là 69.274 giấy, tăng so với năm 2022 và 2023. Riêng số lượng tôm post, trong năm 2024, ngành chức năng Ninh Thuận đã kiểm dịch được 37,358 tỷ con, đạt 82% số lượng tôm giống và giám sát nội tỉnh được 2,9 tỷ con tôm giống, 7,5 tỷ Nau; nhập khẩu tôm bố mẹ năm trước đạt hơn 72.000 con”, ông Huỳnh Minh Khánh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Ninh Thuận cho hay.

Xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh

Cũng theo ông Huỳnh Minh Khánh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Ninh Thuận, sở dĩ công tác kiểm dịch tôm giống mới chỉ đạt 82% số lượng tôm giống sản xuất ra là do các trại sản xuất tôm giống còn trốn tránh kiểm dịch. Số lượng kiểm dịch tuy không hạn chế, nhưng các trại sản xuất tôm giống khai báo không đủ, nhất là phần tôm khuyến mãi các trại không khai báo trong giấy chứng nhận kiểm dịch.

“Ví như hôm nay trại xuất bán 1 triệu con tôm giống, thế nhưng thực tế trên xe có đến 1,5 triệu con, 500.000 con thừa ra là để khuyến mãi cho khách hàng, thường thì số lượng tôm giống không được khai báo tình trạng này xảy ra rất nhiều”, ông Huỳnh Minh Khánh bộc bạch.

Sản lượng tôm giống được sản xuất trong những cơ sở an toàn dịch bệnh chiếm khoảng 15-20% sản lượng tôm giống toàn tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: PC.

Sản lượng tôm giống được sản xuất trong những cơ sở an toàn dịch bệnh chiếm khoảng 15-20% sản lượng tôm giống toàn tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: PC.

Trong năm 2024, tôm bố mẹ xuất tỉnh là 24.466 con, gồm tôm thẻ và tôm sú bố mẹ; trong đó, tôm sú bố mẹ là 4.266 con, còn tôm thẻ bố mẹ 20.200 con. Tôm thẻ bố mẹ chủ yếu của Công ty TNHH Việt Úc xuất nhập trong nội bộ, đưa về Bến Tre, Bình Thuận, Bình Định. Lượng Nauplius, giai đoạn đầu của tôm giống (viết tắt là Nau) xuất tỉnh trong năm 2024 là 8,2 tỷ con, chủ yếu đi về Bạc Liêu. 

Tất cả các cơ sở sản xuất tôm giống ở Ninh Thuận đều lấy mẫu để ngành chức năng thực hiện công tác giám sát bệnh các bệnh nguy hiểm trên tôm như bệnh đốm trắng, bệnh hoại tử gan tụy cấp và hoại tử cơ. Trong 6.191 mẫu gộp; ngành chức năng chỉ phát hiện có 1 mẫu dương tính với bệnh hoại tử gan tụy cấp, chiếm 0,02% trong tổng số mẫu. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với năm 2023 (năm 2023, ngành chức năng Ninh Thuận lấy 5.431 mẫu, trong đó có 29 mẫu dương tính với bệnh hoại tử gan tụy cấp).

“Hiện Ninh Thuận đang duy trì 11 cơ sở an toàn dịch bệnh với tôm giống và tôm bố mẹ; trong đó, có 9 cơ sở sản xuất tôm giống và 2 cơ sở sản xuất tôm bố mẹ. Sản lượng tôm giống được sản xuất trong những cơ sở an toàn dịch bệnh chiếm khoảng 15-20% sản lượng tôm giống toàn tỉnh. Chi cục đang tiếp tục hướng dẫn thực hiện đối với 7 cơ sở còn lại”, ông Huỳnh Minh Khánh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Ninh Thuận chia sẻ.

Xem thêm
Bí quyết nuôi chồn sinh sản không bị cận huyết

CÀ MAU Ông Lê Hoàng Trung ở Cà Mau nuôi chồn sinh sản, bán giống 8 triệu đồng/cặp, chồn thịt 1,3 - 1,4 triệu đồng/kg, thu nhập ổn định, vươn lên làm giàu.

Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh với khu vực chăn nuôi nhỏ lẻ

QUẢNG NINH Quảng Ninh đang từng bước xây dựng vùng an toàn dịch bệnh với khu vực chăn nuôi nông hộ, nhỏ lẻ, coi đây là nhiệm vụ quan trọng để phát triên bền vững.

Nhận định nguyên nhân lúa đông xuân tại Quảng Trị giảm năng suất

Năng suất lúa xuân ở Quảng Trị giảm là do một số địa phương chưa quyết liệt trong việc chỉ đạo sản xuất, bố trí cơ cấu giống và thời vụ chưa hợp lý.

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ canh tác sầu riêng

ĐẮK LẮK Chiều 12/5, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong canh tác sầu riêng.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

Đồng Tháp tập huấn về AI cho cán bộ và người dân

Đồng Tháp tổ chức tập huấn AI nhằm nâng cao nhận thức chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân trên địa bàn tỉnh.

Cải thiện điều kiện sống cho voi nuôi nhốt

Đắk Lắk 14 trong tổng số 35 cá thể voi nhà tại Đắk Lắk đã được cải thiện điều kiện sống, trong đó 11 cá thể đang tham gia mô hình du lịch không cưỡi voi.