| Hotline: 0983.970.780

Thu nhập 300 triệu đồng/năm từ khu vườn hồng cổ

Thứ Năm 07/03/2019 , 14:20 (GMT+7)

Năm 2018 ông Thơm vừa sưu tầm, vừa bán được 30 gốc hồng cổ, gần 500 cành chiết, tổng thu nhập vào khoảng 300 triệu đồng.

Bên quốc lộ 12B, xã Phú Lão, huyện Lạc Thủy (Hòa Bình) có một khu vườn hồng cổ được ông Nguyễn Thành Thơm gây dựng khoảng 4 năm nay. Với tổng số 1.200 gốc, chủ yếu là các giống hồng cổ, được người chơi ưa chuộng.

hong-co-sp12385095
Ông Thơm chăm sóc gốc hồng cổ Sapa

Ông Thơm cho biết, hồng cổ chinh phục người chơi bởi sắc dịu dàng, đằm thắm nhưng vẻ đẹp kiêu sa xen lẫn chút hoang dại. Đặc biệt hồng cổ có sức sống mãnh liệt, có thể ra nụ đơm bông bất chấp thời tiết khắc nghiệt. Hoa hồng cổ phù hợp với mọi điều kiện khí hậu và chất đất. Loại cây này có sức đề kháng tốt. Kỹ thuật trồng, nhân giống hoa hồng cổ không quá khó nhưng phải tỉ mỉ và phải thực sự đam mê, kiên trì.

Hiện vườn hồng của ông Thơm có các loại như hồng cổ Sapa, hồng cổ Hải Phòng, hồng điều, hồng cổ Vân Khôi, hồng quế, hồng bạch, bạch xếp, hồng phấn, hồng đào… Trong đó có nhiều cây có giá trị lớn như cây hồng cổ Vân Khôi từ 5 năm tuổi có giá 5 - 7 triệu đồng/cây, trên 10 năm tuổi giá 40 - 50 triệu đồng/cây; cây hồng cổ Sapa từ 7 - 8 năm tuổi giá 15 - 20 triệu/cây.

Đặc biệt cuối tháng 11/2018 ông Thơm đã bán gốc hồng Vân Khôi cổ trên 10 năm tuổi với giá gần 100 triệu đồng. Không chỉ bán cây mà ông còn rất sáng tạo trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nhân cấy, chiết cành để đẩy mạnh kinh doanh. Năm 2018 ông Thơm vừa sưu tầm, vừa bán được 30 gốc hồng cổ, gần 500 cành chiết và thu nhập 300 triệu đồng.

Chứng kiến sự chăm chút tỷ mỉ cho từng gốc hồng của ông mới cảm nhận tình yêu của ông dành cho những đứa con tinh thần của mình. Ông luôn sẵn sàng phục vụ mọi thượng khách khi đến vườn hồng cổ Lạc Thủy để được chia sẻ giới thiệu các giống hoa đến với nhiều người hơn nữa.

Xem thêm
Chăn nuôi lợn tuần hoàn, công nghệ cao để an toàn, bền vững

HẢI PHÒNG Mô hình chăn nuôi tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao là một điển hình thành công mà còn mở ra hướng đi bền vững, tất yếu cho người chăn nuôi tại Hải Phòng.

Lợn chết như ngả rạ, nhiều hộ chăn nuôi điêu đứng

LÀO CAI Tại xã Quy Mông hàng chục hộ dân đang rơi vào cảnh điêu đứng khi dịch tả lợn Châu Phi bùng phát. Lợn bệnh, lợn chết la liệt, nhiều trang trại đã trống chuồng.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Cần hoàn thiện thông tin về nông hộ để ngành cà phê đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Biến phụ phẩm thủy sản thành 'vàng xanh': [Bài 3] Biến vỏ sò, ốc biển thành trang sức giá trị cao

TP.HCM Không chỉ xương cá, vỏ tôm… vỏ sò, ốc cũng được các nghệ nhân tận dụng hiệu quả, tái chế thành quà lưu niệm, trang sức có giá trị cao.

Cần Thơ trồng 5 ha rừng ngập mặn trên đất bãi bồi ven biển

Trồng và bảo vệ rừng hiện không còn là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và môi trường mà trở thành trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất