| Hotline: 0983.970.780

Thu gom rơm rạ bán 5,5 triệu đồng/ha, đắt khách như tôm tươi

Thứ Tư 15/06/2022 , 10:31 (GMT+7)

QUẢNG BÌNH Cứ mỗi ha lúa gặt xong máy cuộn được chừng 150 cuộn rơm. Rơm bán đắt khách như tôm tươi, giá 22 ngàn đồng/cuộn, tương đương khoảng 5,5 triệu đồng/ha.

Trưa nắng như đổ lửa, trên cánh đồng Ông Đồng (xã Gia Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình), anh Mai Luật vẫn cần mẫn lái chiếc máy cày chạy trên cánh đồng rộng mênh mông để cuốn rơm rạ. Chiếc máy cày chạy theo những lối mà máy cắt đã chạy. Chừng mươi phút, từ máy cuộn rơm lại đùn ra cuộn rơm lớn được bó cứng bằng dây đay xe nhỏ.

Máy cuộn rơm gắn sau máy cày đang thu dọn rơm rạ trên ruộng. Ảnh: Tâm Phùng.

Máy cuộn rơm gắn sau máy cày đang thu dọn rơm rạ trên ruộng. Ảnh: Tâm Phùng.

Chạy hết chừng hơn chục vòng, anh Luật dừng máy trò chuyện. Anh bảo bắt đầu từ vụ mùa năm nay, thấy nhu cầu người dùng đặt hàng nên anh tìm hiểu và quyết định mua máy cuốn rơm rạ về sản xuất. Nhà vốn có sẵn máy cày nên anh chỉ đầu tư máy cuốn rơm hết chừng 40 triệu đồng. Máy cuốn rơm nhỏ gọn, có gắn hai bánh xe và một hệ thống càng để đấu nối với máy cày.

Trước đây, trên cánh đồng Ông Đồng rộng chừng 600 ha thuộc các xã Gia Ninh, Võ Ninh, Vạn Ninh (huyện Quảng Ninh) sau vụ gặt là rơm rạ vẫn nằm lại trên đồng. Một số bà con dùng cào vun rơm rồi chất lên xe bò đẩy về. Phần lớn còn lại được bà con đốt cho sạch đồng. “Việc đốt rơm rạ rất gây ô nhiễm môi trường. Có năm, bà con đốt nhiều quá, khói rơm cay xè, mù mịt cả đường QL 1A, đã từng xảy ra tai nạn giao thông”, anh Luật kể.

Trung bình mỗi ngày, máy cuộn rơm của anh Luật cuộn được chừng 500 - 600 cuộn rơm. Mỗi cuộn khoảng 20 kg, có giá bán khoảng 22 ngàn đồng/cuộn. “Trừ các khoản chi phí như dầu, dây bó, công thuê bốc dỡ…, mỗi cuộn rơm còn được chừng 12 ngàn đồng”, anh Luật cho hay. Cũng theo anh Luật, khách hàng mua rơm cuộn không chỉ trong tỉnh mà khá đông ô tô các tính phía Bắc đánh vào mua rơm rạ. “Nghe họ nói là mua để dự trữ cho các trang trại chăn nuôi, rồi làm nấm rơm...”, anh Luật cho biết.

Anh Mai Luật cho biết trừ tất cả chi phí, mỗi cuộn rơm thu về khoảng 12 ngàn đồng, mỗi ngày được khoảng 2,2 triệu đồng. Ảnh: Thanh Nga.

Anh Mai Luật cho biết trừ tất cả chi phí, mỗi cuộn rơm thu về khoảng 12 ngàn đồng, mỗi ngày được khoảng 2,2 triệu đồng. Ảnh: Thanh Nga.

Mấy hôm đầu tiên, chỉ có máy cuộn rơm của anh Luật hoạt động nên khách hàng phải đặt trước mới có rơm bốc lên ô tô chở đi. Sau đó, một số người có máy cày cũng làm theo. Họ đầu tư mua máy cuộn rơm để thu rơm rạ. Vì vậy, chỉ khoảng một tháng sau khi gặt thì rơm rạ trên đồng đã được dọn sạch. Gốc rạ không bị rơm phủ kín nên bật mầm lá xanh. Đàn trâu, bò thả đồng được nguồn thức ăn tươi non nên con nào cũng béo căng tròn. 

Năm nay, do lúa đông xuân thu hoạch muộn, nên việc tận thu rơm rạ sạch mặt ruộng cũng giúp cho bà con thuận lợi làm đất để gieo cấy vụ hè thu được nhanh chóng, thuận lợi hơn.

Theo những người có máy cuộn rơm, trung bình cứ mỗi ha lúa gặt xong thì cuộn được chừng 150 cuộn rơm. Nếu bán cho người mua giá 22 ngàn đồng/cuộn thì sẽ có được khoảng 5,5 triệu đồng. Trừ chi phí, người đầu tư máy cuộn có lãi khoảng hơn 2 ,2 triệu đồng/ha. Anh Mai Luật cũng cho hay, lượng rơm rạ thu được nhiều hay ít là tùy thuộc vào máy gặt cắt cao hay thấp. Nếu máy gặt đỡ tốn dầu thì gặt cao, lượng thóc rơi vãi nhiều thì sẽ được ít rơm. Ngược lại, nếu máy gặt thấp, sát gốc rạ hơn thì lượng rơm thu được nhiều.

Nhiều nông dân cũng mua rơm cuộn về ủ vườn. Ông Nguyễn Phụng (xã Gia Ninh) mua 20 cuộn rơm chở về nhà hết 500 ngàn đồng chi phí. Ông mang ra vườn xả cuộn rơm ủ vào gốc cây trồng như cam, chanh, bưởi… một lớp thật dày. Xong việc, ông Phụng bảo: “Làm như vậy là chống hạn hán cho cây, hạn chế cỏ dại mọc và quan trọng là đến mùa mưa, rơm rạ phân hủy thành lượng phân bón hữu cơ cho cây trồng trong vườn tươi tốt, đất đai thêm màu mỡ. Nếu với số tiền chừng đó mua phân chuồng thì bón không đủ cho cây”.

Ô tô vận chuyển rơm về điểm tập kết để đưa đi tiêu thụ. Ảnh: Tâm Phùng.

Ô tô vận chuyển rơm về điểm tập kết để đưa đi tiêu thụ. Ảnh: Tâm Phùng.

Trên đường qua đập thủy lợi Mỹ Trung, nơi đấu nối con đường từ vùng cánh đồng Ông Đồng ra QL 1A, hai ô tô tải lớn đang dừng bên đường để bốc dỡ rơm cuộn từ xe tải nhỏ lên. Anh Nguyễn Văn Tình (quê Bắc Ninh), chủ xe cho hay: “Chúng tôi cần rơm với số lượng lớn và phải vào tận đây để thu mua. Nguồn rơm này sẽ cung ứng cho các trang trại chăn nuôi gia súc. Vụ tới, chúng tôi tiếp tục vào để mua rơm cuộn này”.

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Thả hơn 40.000 con cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

BẮC NINH Hoạt động thả hơn 40.000 con cá giống của tỉnh Bắc Ninh góp phần phục hồi hệ sinh thái nước ngọt và nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.