| Hotline: 0983.970.780

Thời cơ thuận lợi để phát triển cây ca cao

Chủ Nhật 22/12/2024 , 16:33 (GMT+7)

Sau nhiều thăng trầm, giảm mạnh diện tích, cây ca cao vẫn có chỗ đứng ở Bà Rịa – Vũng Tàu và đang mang lại niềm vui cho nông dân nhờ giá tăng cao.

Vườn ca cao của Công ty Nông nghiệp Công nghệ cao Vũng Tàu tại huyện Châu Đức. Ảnh: Trần Phi.

Vườn ca cao của Công ty Nông nghiệp Công nghệ cao Vũng Tàu tại huyện Châu Đức. Ảnh: Trần Phi.

Ông Nguyễn Văn Đức, Phó Giám đốc Hợp tác xã Ca cao Châu Đức (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) là người đã gắn bó với cây ca cao từ 20 năm qua và đã trải qua không ít thăng trầm, buồn vui cùng cây trồng này.

Ông Đức cho biết, cây ca cao bắt đầu được trồng ở huyện Châu Đức từ năm 2004 thông qua một chương trình hợp tác giữa Bộ Nông nghiệp Hà Lan và Bộ NN-PTNT Việt Nam. Khi dự án được triển khai, Trường ĐH Nông lâm TP.HCM đã tiến hành đào tạo, tập huấn cho người dân trồng cây ca cao.

Tại huyện Châu Đức, có 54 người được đào tạo thành tập huấn viên ca cao. Sau đó, mỗi tập huấn viên quản lý một câu lạc bộ nông dân gồm 40 hội viên và tiến hành tập huấn cho nông dân cách trồng ca cao. Dự án còn hỗ trợ cây ca cao giống cho những hộ nông dân tham gia với 130 cây cho mỗi hộ.

Nông dân được hướng dẫn trồng xen cây ca cao dưới tán cây điều, tán cây ăn trái… Do chưa có kinh nghiệm với cây ca cao nên sau khi trồng xen, nông dân thường chăm sóc cây ca cao theo cách chăm sóc loại cây đã trồng trước đó trong vườn. Chẳng hạn chăm sóc cây điều như thế nào thì chăm sóc cây ca cao cũng như vậy. Vì không được chăm sóc đúng cách, nhiều cây ca cao bị ảnh hưởng tới sinh trưởng và năng suất, khiến cho sau đó nông dân phải chặt bỏ bớt.

Dù vậy, cây ca cao vẫn nhanh chóng “bén rễ” và trở thành cây hàng hóa trên đất Châu Đức. Trong 20 năm qua, trải qua nhiều thăng trầm, cây ca cao vẫn có chỗ đứng ở huyện này và được coi là một trong những cây trồng chủ lực trên địa bàn. Theo ông Đức, cây ca cao không kén đất, đất phù sa, đất sét, đất cát pha sét, đất bazan… đều trồng được. Khí hậu ở Châu Đức lại rất phù hợp cho sự sinh trưởng của ca cao.

Đặc biệt, thời gian gần đây, giá ca cao ở mức cao nên nông dân trồng ca cao ở Châu Đức rất phấn khởi. Nếu như trước năm 2010, giá ca cao chỉ ở mức 33.000 - 34.000 đồng/kg hạt khô thì hiện nay đã vào khoảng 190.000 đồng/kg hạt khô. Với giá này, nhiều nông dân Châu Đức đang mở rộng diện tích trồng cây ca cao.

Ca cao ở Châu Đức có chất lượng, năng suất tốt. Ảnh: Trần Phi.

Ca cao ở Châu Đức có chất lượng, năng suất tốt. Ảnh: Trần Phi.

Bà Nguyễn Thị Chim Lang, Giám đốc Công ty Nông nghiệp Công nghệ cao Vũng Tàu (Bariachocolate) xác nhận, từ năm 2010 trở về trước, giá ca cao khá thấp, chỉ ngoài 30.000 đồng/kg hạt khô. Đến năm 2013, giá ca cao tăng lên ở mức 40.000 đồng/kg và hiện nay, do giá ca cao trên thế giới tăng cao, giá ca cao ở Việt Nam cũng đang ở mức cao.

Bà Chim Lang nhận định, trên thị trường thế giới, nhu cầu sử dụng ca cao ngày càng tăng. Ở Việt Nam, dù ca cao chưa được sử dụng phổ biến như ở nhiều nước nhưng nhu cầu cũng đang tăng lên theo đà tăng trưởng của nền kinh tế cũng như thu nhập của người dân.

Trong khi đó, do biến đổi khí hậu, thời tiết bất lợi, diện tích ca cao ở nhiều quốc gia bị mất mùa do hạn hán hoặc ngập lụt khiến cho giá ca cao vẫn tiếp tục tăng.

Chính vì vậy, cây ca cao ở Châu Đức nói riêng và Bà Rịa – Vũng Tàu nói chung đang có những cơ hội nhất định để phát triển khi thổ nhưỡng, khí hậu đều phù hợp và đã có một quy trình đầy đủ từ trồng, chăm sóc, thu hoạch đến sơ chế, chế biến.

Xem thêm
Dịch tả lợn Châu Phi tại Nghệ An lây lan nhanh

Trên địa bàn tỉnh Nghệ An xảy ra một số loại dịch bệnh chăn nuôi nguy hiểm, đáng ngại hơn cả là diễn biến dịch tả lợn Châu Phi trong thời gian gần đây.

Lập chốt kiểm dịch liên ngành, phòng chống dịch tả lợn Châu Phi

GIA LAI Trước tình hình trên địa bàn đã xảy ra nhiều ổ dịch tả lợn Châu Phi, lãnh đạo tỉnh Gia Lai chỉ đạo phải quyết liệt với công tác phòng chống dịch bệnh này.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Chăm sóc chanh leo bằng điện thoại, quả sai trĩu

SƠN LA Áp dụng đồng bộ quy trình canh tác tự động hiện đại, vườn chanh lep của anh Hưởng phát triển rất tốt, quả sai trĩu, việc chăm sóc cũng rất nhàn nhã.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Siết chặt bảo vệ rừng trong mùa khai thác hạt ươi

ĐÀ NẴNG Mùa ươi không chỉ giúp bà con cải thiện sinh kế mà còn là thử thách cho công tác bảo vệ rừng, đòi hỏi trách nhiệm của cả người dân và lực lượng chức năng.

Bình luận mới nhất