| Hotline: 0983.970.780

Thỏ dễ nuôi, lãi cả trăm triệu mỗi năm

Thứ Năm 02/05/2019 , 08:55 (GMT+7)

"Nuôi thỏ không cần vốn nhiều, dễ nuôi, kỹ thuật nuôi không đòi hỏi quá cao mà hiệu quả kinh tế thì hơn hẳn", đó là lời khẳng định của anh Vũ Mạnh Thắng ở xã Tân Hương, huyện Yên Bình (Yên Bái).

Chuồng thỏ của anh Thắng

Anh Thắng bắt đầu nuôi thỏ từ năm 2015 do một người bạn giới thiệu. Ban đầu vốn ít nên anh chỉ đầu tư nuôi 10 cặp bố mẹ giống thỏ New Zealand. Theo anh, đây là giống thỏ có nhiều ưu điểm như khả năng sinh trưởng, phát triển nhanh, vóc dáng lớn, sinh sản đều, thịt thơm ngon.

Anh Thắng cũng cho biết thêm, chi phí đầu tư nuôi thỏ không cao, chuồng nuôi khá đơn giản, chỉ bằng tre hoặc lưới sắt, song phải cao ráo và sạch sẽ, mùa hè thoáng mát, mùa đông kín ấm. Do chịu khó học hỏi kinh nghiệm của những người nuôi trước, cộng với bản tính chịu khó mày mò, đọc thêm tài liệu trên mạng được anh áp dụng và điều kiện thực tế nên đàn thỏ phát triển khỏe mạnh. Quanh nhà anh còn tận dụng đất vườn để trồng một số loài cây có tác dụng hạn chế các bệnh đường ruột để bổ sung vào khẩu phần ăn cho thỏ như chè khổng lồ, hoàn ngọc, ổi…

Trung bình một con thỏ mẹ giống New Zealand một năm đẻ được từ 6 - 8 lứa, mỗi lứa khoảng 6 - 8 con, sau khoảng hơn 3 tháng nuôi, thỏ đạt khoảng 2,5 - 3 kg/con. Để thuận lợi cho việc tiêu thụ thỏ thịt, anh sắp xếp, bố trí cho thỏ mẹ đẻ hợp lý, giãn cách nhau, tránh tình trạng nuôi dồn thỏ con vào một thời điểm, vừa khó chăm sóc vừa khó tiêu thụ.

Tuy thỏ không gặp nhiều bệnh trong quá trình nuôi như nhiều loài vật khác nhưng anh luôn chú ý đến thức ăn cũng như chế độ chăm sóc và vệ sinh chuồng trại để hạn chế tối đa dịch bệnh. Theo anh, thỏ chủ yếu thường mắc một số bệnh như E.coli, cầu trùng và dễ bị ghẻ, nấm… Nếu để mắc bệnh không những thỏ chậm phát triển còn lây lan ảnh hưởng đến đàn. Đồng thời, phải theo dõi chặt chẽ quá trình phát triển của thỏ bằng cách ghi nhật ký về ngày thỏ mẹ mang thai, ngày sinh, ngày tách đàn, quá trình sinh trưởng.

Đến nay, diện tích nuôi thỏ của gia đình anh đã lên đến gần 300 m2, từ 20 con thỏ bố mẹ ban đầu thì nay đã phát triển lên hơn 700 con, trong đó thỏ bố mẹ khoảng 100 con. Việc tiêu thụ thỏ thịt thuận lợi hơn trước, các nhà hàng đã chủ động tìm đến hỏi mua chứ không phải đi từng điểm giới thiệu. Trung bình mỗi năm anh xuất bán khoảng 3 tấn thỏ, với giá bán trung bình 75.000 đồng/kg, sau khi trừ đi chi phí cho thu lãi khoảng 150 triệu đồng.

Anh Vũ Mạnh Thắng khẳng định, so với chăn nuôi gia súc, gia cầm thì nuôi thỏ có hiệu quả cao hơn, không phải đầu tư nhiều vốn, không đòi hỏi kỹ thuật cao, rất phù hợp với những hộ dân không có điều kiện về vốn và đất đai. Trong thời gian tới, gia đình anh sẽ tận dụng diện tích đất còn lại của gia đình để xây dựng thêm chuồng nuôi thỏ, tăng quy mô nuôi thỏ lên 1.500 con.

Xem thêm
Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.