| Hotline: 0983.970.780

Thị xã Giá Rai có vụ lúa - tôm lãi nhất từ trước tới nay

Chủ Nhật 23/06/2024 , 15:16 (GMT+7)

BẠC LIÊU Năng suất lúa trong mô hình lúa - tôm đạt 7 - 7,5 tấn/ha, giá lúa cao nên nông dân có lãi hàng trăm triệu đồng/ha, cao nhất từ trước tới nay.

Ông Huỳnh Thành Toàn, Trưởng phòng Kinh tế thị xã Giá Rai (Bạc Liêu) cho biết: Từ đầu năm 2024 đến nay, đơn vị tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng số hóa, hội nhập. Đồng thời, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu, NTM văn minh. Trọng tâm là phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, liên kết chuỗi giá trị.

Thị xã Giá Rai đang hướng đến nền nông nghiệp phát thải thấp. Ảnh: Trọng Linh.

Thị xã Giá Rai đang hướng đến nền nông nghiệp phát thải thấp. Ảnh: Trọng Linh.

Cụ thể, đối với diện tích xuống giống lúa trên đất nuôi tôm, thị xã Giá Rai đã triển khai hơn 7.000ha. Năng suất lúa đạt 5,57 tấn/ha, sản lượng đạt hơn 39.000 tấn. Đặc biệt đối với xã Phong Tân và xã Phong Thạnh Đông, nhiều hộ sản xuất thu hoạch lúa đạt năng suất từ 7 - 7,5 tấn/ha, sau khi trừ chi phí, nông dân có lợi nhuận từ 70 - 85 triệu đồng/ha.

Lúa được mùa, trúng giá, nhiều hộ dân rất phấn khởi. Như hộ ông Ngô Văn Hải (ấp 18, xã Phong Thạnh A) có hơn 5ha đất sản xuất theo mô hình lúa - tôm. Vụ tôm - lúa năm 2023 - 2024, sau khi trừ các khoản chi phí, gia đình ông Vui thu lãi hơn 600 triệu đồng.

“Đây là vụ lúa - tôm có lãi nhất từ trước tới nay của gia đình tôi, không thể tin được, một phần cũng nhờ giá lúa lên cao nên mỗi ha lãi hơn 60 triệu đồng”, ông Vui phấn khởi.

Đến thời điểm này, nông dân các xã, phường trên địa bàn thị xã Giá Rai đã xuống giống vụ lúa hè thu 2024 được gần 7.700ha, đạt 100% kế hoạch. Riêng vụ tôm, diện tích thả giống từ đầu năm đến nay là hơn 22.100ha. Trong đó, tôm kết hợp gần 22.000ha, tôm thâm canh - bán thâm canh 232ha. Qua đó, góp phần tăng sản lượng nuôi trồng thủy sản của Thị xã từ đầu năm đến nay đạt gần 22.000 tấn.

Về tình hình dịch bệnh và công tác tiêm phòng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn, Trưởng phòng Kinh Tế thị xã Giá Rai chia sẻ: Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn Thị xã không xảy ra các dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm... Phòng Kinh tế phối hợp với Trung tâm Dịch vụ Kỹ thuật nông nghiệp, Trạm Chăn nuôi - Thú y Thị xã cùng với UBND các xã, phường đã tổ chức tiêm phòng cho đàn gia súc được 3.232 liều, đàn gia cầm được hơn 79.100 liều vacxin. Ngoài ra, người chăn nuôi còn chủ động tiêm phòng các loại vacxin khác như bệnh heo tai xanh, E.coli heo, lở mồm long móng... 

Về xây dựng NTM, thị xã Giá Rai hiện có 7/7 xã đạt chuẩn NTM, trong đó có 2 xã được công nhận xã chuẩn NTM nâng cao. Ngoài ra, thẩm định, xét công nhận xã Phong Thạnh A đạt tiêu chí xã NTM kiểu mẫu và xã Phong Tân đạt tiêu chí xã NTM nâng cao năm 2023. Ngoài ra, thị xã Giá Rai đã có 21 sản phẩm đạt OCOP 3 sao trở lên.

Lãnh đạo UBND thị xã Giá Rai kiểm tra tiến độ xây dựng NTM nâng cao tại xã Phong Thạnh A. Ảnh: Trọng Linh.

Lãnh đạo UBND thị xã Giá Rai kiểm tra tiến độ xây dựng NTM nâng cao tại xã Phong Thạnh A. Ảnh: Trọng Linh.

Ông Huỳnh Thanh Toàn, Trưởng phòng Kinh tế thị xã Giá Rai cho biết, để phát huy kết quả đạt được, trong những tháng còn lại của năm 2024, Phòng Kinh tế Thị xã tiếp tục hướng dẫn nông dân xuống giống lúa đúng lịch thời vụ. Khuyến cáo nông dân sản xuất giống lúa chất lượng cao và thường xuyên thăm đồng nhằm phát hiện sâu bệnh để kịp thời phòng trừ; ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, trồng lúa kết hợp với nuôi các loài thủy sản khác nhằm tăng thu nhập trên cùng diện tích.

Đồng thời, thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm; xây dựng và nhân rộng mô hình sản xuất lúa - tôm. Bên cạnh đó, tăng cường công tác mời gọi doanh nghiệp liên kết, bao tiêu sản phẩm. Thường xuyên theo dõi công tác điều tiết nước tại các cống. Xây dựng kế hoạch ứng phó thiên tai trong mùa mưa, nhất là tình hình sạt lở đất ở các khu dân cư ven sông, các cống.

Xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) gắn với tăng cường quảng bá, giới thiệu và tìm đầu ra cho các sản phẩm OCOP được công nhận. Tuyên truyền, vận động thành lập mới hợp tác xã nông nghiệp; tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ các hợp tác xã trong liên kết, bao tiêu sản phẩm.

Xem thêm
Phong trào nuôi con đặc sản lan tỏa khắp xứ Thanh

Nhiều mô hình nuôi con đặc sản tại Thanh Hóa như nhím, dúi, ba ba… mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người dân nâng cao thu nhập, cả thiện cuộc sống.

Gỡ khó xây dựng giết mổ tập trung: [Bài 4] Góp phần phòng chống dịch bệnh

Ninh Thuận Tỉnh Ninh Thuận có 2 cơ giết mổ tập trung, chiếm trên 68% lượng giết mổ gia súc, gia cầm hàng ngày, đã góp phần phòng chống dịch bệnh, nâng cao giá trị sản phẩm.

Nhà khoa học U90 và giấc mơ xanh hóa nông nghiệp bằng bèo hoa dâu

Sau 3 tháng điều trị bệnh thoái hóa xương khớp, viêm cơ, mới tập tễnh đi lại được bà đã rủ tôi sang Học viện Nông nghiệp Việt Nam để thăm bèo hoa dâu.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

Nông dân ‘nhẹ vai’ nhờ robot nâng lúa

ĐỒNG THÁP Xe chở lúa PT–CL5G tích hợp dàn gắp lúa tự động giúp nông dân ĐBSCL giảm sức lao động, tiết kiệm chi phí, đẩy nhanh tiến độ thu hoạch.

Chế biến sâu phụ phẩm thủy sản: Động lực tăng trưởng mới

Phụ phẩm thủy sản đang mở ra hướng đi mới, kết hợp tăng trưởng xanh, đổi mới công nghệ để gia tăng giá trị của ngành hàng.

Bến Tre hướng đến mục tiêu xanh, phát triển bền vững

Để hướng đến mục tiêu phát triển xanh, bền vững và đáng sống, Bến Tre đẩy nhanh tiến độ hoàn thành Đề án trồng cây xanh và tập trung bảo vệ, phát triển cây rừng.

Bình luận mới nhất