| Hotline: 0983.970.780

Thanh Hóa đưa kinh tế tư nhân thành động lực thúc đẩy kinh tế- xã hội

Thứ Tư 23/07/2025 , 10:55 (GMT+7)

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 139/NQ-CP của Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân.

Mục đích của Kế hoạch này nhằm thực hiện đồng bộ, hiệu quả Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 138/NQ-CP và Nghị quyết số 139/NQ-CP của Chính phủ, Kế hoạch số 282-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị và Nhân dân về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của kinh tế tư nhân trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh. Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tư nhân, nhằm phát triển kinh tế tư nhân nhanh, bền vững, hiệu quả.

Mục tiêu chung của Kế hoạch đến năm 2030 nhằm phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng nhất để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh; là lực lượng tiên phong trong phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Phấn đấu có 40.000 doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh, đạt tỉ lệ 10,44 doanh nghiệp hoạt động/1.000 dân; hình thành một số doanh nghiệp lớn tham gia các chuỗi giá trị trong nước, khu vực ASEAN và toàn cầu.

anh-11-101035_704

Thanh Hóa phấn đấu đến năm 2045 có 70.000 doanh nghiệp hoạt động, đóng góp khoảng 70% GRDP. Ảnh: Nguyễn Dũng.

Tốc độ tăng trưởng của kinh tế tư nhân bình quân giai đoạn 2025 - 2030 đạt 13%/năm; tỷ lệ đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GRDP của tỉnh năm 2030 đạt khoảng 58% - 62%; đóng góp khoảng 35% - 40% tổng thu ngân sách nhà nước; giải quyết việc làm cho khoảng 84% - 85% tổng số lao động. Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân giai đoạn 2025 - 2030 đạt khoảng 15% - 17%/năm. Thu hẹp khoảng cách về trình độ công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân trong tỉnh với nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước và khu vực ASEAN.

Tầm nhìn đến năm 2045, kinh tế tư nhân phát triển nhanh, mạnh, bền vững, chủ động tham gia vào các chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng trong nước, khu vực và quốc tế. Phấn đấu đến năm 2045 có 70.000 doanh nghiệp hoạt động, đóng góp khoảng 70% GRDP của tỉnh.

Để đạt được mục tiêu đó, UBND tỉnh Thanh Hóa đề ra nhiều giải pháp quan trọng như; Tổ chức tuyên truyền, quán triệt, đổi mới tư duy, thống nhất cao về nhận thức và hành động, khơi dậy niềm tin, khát vọng dân tộc, tạo xung lực mới, khí thế mới để phát triển kinh tế tư nhân; Đẩy mạnh cải cách, hoàn thiện thể chế, chính sách, bảo đảm và bảo vệ hữu hiệu quyền sở hữu, quyền tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng của kinh tế tư nhân và bảo đảm thực thi hợp đồng của kinh tế tư nhân; Tạo thuận lợi cho kinh tế tư nhân tiếp cận các nguồn lực về đất đai, vốn, nhân lực chất lượng cao.

Đồng thời thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh doanh hiệu quả, bền vững trong kinh tế tư nhân; Tăng cường kết nối giữa các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI; Hình thành và phát triển nhanh các doanh nghiệp lớn và vừa, các tập đoàn kinh tế tư nhân tầm cỡ khu vực và toàn cầu; Hỗ trợ thực chất, hiệu quả doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và hộ kinh doanh; Đề cao đạo đức kinh doanh, phát huy trách nhiệm xã hội, thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần kinh doanh, tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nhân tham gia quản trị đất nước…

Xem thêm
Vinamilk trình bày về đột phá dinh dưỡng tại Diễn đàn Phát triển Châu Á 2025

Vinamilk là diễn giả duy nhất và đầu tiên đại diện Việt Nam được mời trình bày tại Hội nghị Phát triển Châu Á 2025 (Growth Asia Summit) tại Singapore từ ngày 15 đến 17/7/2025.

Bảo hiểm thất nghiệp: Lợi ích kép cho người lao động và doanh nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp không chỉ là ‘bệ đỡ’ an sinh cho người lao động lúc mất việc mà còn hỗ trợ doanh nghiệp khi gặp khó khăn.

[Bài 5]: Gợi mở cho kinh tế tư nhân Việt Nam

Bên cạnh chính sách, nền nông nghiệp của một số quốc gia đã cất cánh nhờ biết đặt doanh nghiệp tư nhân làm hạt nhân kiến tạo chuỗi giá trị.

Thu thuế thương mại điện tử tăng gấp rưỡi so với cùng kỳ 2024

5 tháng đầu năm, thuế thu từ kinh tế số đạt gần 75.000 tỷ đồng, mức cao kỷ lục, phản ánh chuyển động mạnh trong giám sát dòng tiền trực tuyến.

Chuyển khoản bị treo 30 phút, ngân hàng phải báo cáo

Đây là một trong những nội dung đáng chú ý tại Dự thảo sửa đổi Thông tư 15/2024/TT-NHNN.

Bình luận mới nhất