| Hotline: 0983.970.780

Tham vấn, xúc tiến chương trình Chuyển đổi nông nghiệp ĐBSCL

Thứ Ba 03/12/2019 , 09:49 (GMT+7)

Trong giai đoạn đầu (2020-2023) chương trình Chuyển đổi Nông nghiệp vùng ĐBSCL (MD-ATP) sẽ xúc tiến phát triển các chuỗi giá trị nông nghiệp tại 6 vùng sinh thái nông nghiệp ĐBSCL.  

Xúc tiến phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp ở ĐBSCL - ảnh HP

Ngày 2/12, tại TP Cần Thơ, các chuyên gia nông nghiệp giàu kinh nghiệm ở các viện nghiên cứu, trường Đại học Cần Thơ, cùng lãnh đạo chính quyền và doanh nghiệp (DN) vùng ĐBSCL tham dự Hội thảo tham vấn MD-ATP với các bên liên quan của Việt Nam và Hà Lan, do Bộ NN-PTNT, Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT (IPSARD) phối hợp Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam tổ chức. Hội thảo nhằm thu thập các ý kiến quan trọng để hoàn thiện những quyết định cho Chương trình MD-ATP.

Theo dự kiến, trong giai đoạn đầu từ năm 2020-2023, MD-ATP sẽ xúc tiến phát triển các chuỗi giá trị nông nghiệp tại 6 vùng sinh thái nông nghiệp ĐBSCL. Trong giai đoạn tiếp theo, thông qua việc phát triển các chuỗi giá trị kể trên sẽ được vận dụng vào các chuỗi tại những tỉnh khác. Chương trình cũng sẽ mở rộng liên kết với nhiều đối tác mới và hoàn thành vào năm 2030, sau khi đã phát triển và hiện đại hóa một loạt các lĩnh vực linh doanh nông nghiệp tại ĐBSCL.

Ông Willem Schoustra, Tham tán Nông nghiệp, Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam, cho biết: “Hà Lan có thể cung cấp kiến thức độc đáo về quản lý nguồn nước và kinh doanh nông nghiệp. Đồng thời, chúng tôi đã có kinh nghiệp từ việc triển khai Kế hoạch ĐBSCL trước đây. Qua đó, chúng tôi hy vọng rằng trong giai đoạn triển khai quan hệ đối tác chiến lược và lâu dài giữa Hà Lan-Việt Nam. MD-ATP có thể phối hợp và khuếch trương tác động của những nỗ lực chung giữa chính quyền các tỉnh, các viện nghiên cứu, đối tác phát triển quốc tế và khối tư nhân…”.

Trước đó vào ngày 9/4/2019, Chính phủ hai nước Việt Nam-Hà Lan đã ký Biên bản ghi nhớ về quan hệ hợp tác nhằm triển khai MD-ATP, đánh dấu giai đoạn hai của mối quan hệ hợp tác chiến lược và lâu dài giữa Hà Lan và Việt Nam về quản lý nguồn nước và nông nghiệp.

Trong đó, MD- ATP là một chương trình tiếp nối quan hệ hợp tác song phương sẵn có đã được bắt đầu kế hoạch ĐBSCL vào năm 2013. Kế hoạch ĐBSCL đã kết luận rằng việc chuyển đổi sang chuyên môn hóa tập trung trong kinh doanh nông nghiệp đóng vai trò sống còn cho sự phát triển kinh tế - xã hội an toàn và bền vững của ĐBSCL.

  • Tags:
Xem thêm
Xây dựng thương hiệu yến Việt: [Bài 3] Chinh phục thị trường tỷ dân

Là quốc gia tiêu thụ tổ yến lớn nhất thế giới, Trung Quốc đang dần trở thành thị trường 'vàng' cho sản phẩm yến sào Việt Nam.

Hơn 2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh

QUẢNG NINH Giai đoạn chuyển mùa khiến dịch bệnh trên thủy sản nguy cơ bùng phát mạnh, Quảng Ninh vừa ghi nhận 2,2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh.

Sản xuất cà phê sạch, bền vững

Dự án thúc đẩy sản xuất cà phê bền vững, tập trung quản lý chất thải, nâng cao nhận thức nông dân sau gần 2 năm triển khai đã đạt nhiều kết quả tích cực.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Bàn giải pháp phát triển nông nghiệp, thủy sản tuần hoàn

KIÊN GIANG Chuyển đổi luân canh lúa – thủy sản, rau màu, biến phụ phẩm thành phân bón hữu cơ, than sinh học bón lại cho đất giúp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Trà Vinh kiểm soát chặt tàu cá không đủ điều kiện hoạt động

Trà Vinh Đây là một trong những nội dung UBND tỉnh Trà Vinh vừa có văn bản giao Sở Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương triển khai thực hiện.

Quảng Ninh ban hành Chỉ thị mới về bảo vệ rừng

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành Chỉ thị số 03/CT-UBND về tăng cường quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.