| Hotline: 0983.970.780

Thái Nguyên kết nối tiêu thụ cho trên 5.000 tấn na

Thứ Hai 15/08/2022 , 17:18 (GMT+7)

Cây na ở huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) có diện tích trên 500ha, hiện bắt đầu vào vụ thu hoạch, sản lượng ước đạt trên 5.000 tấn, nổi tiếng có thương hiệu Na La Hiên.

Ngày 15/8, UBND huyện Võ Nhai phối hợp với Sở Công thương tỉnh Thái Nguyên tổ chức chương trình xúc tiến, kết nối tiêu thụ sản phẩm na và nông sản tỉnh Thái Nguyên năm 2022. Ngoài sự tham gia của các huyện/thành phố và các doanh nghiệp, chương trình cũng kêu gọi các HTX, cơ sở sản xuất đẩy mạnh quảng bá, truyền thông, xúc tiến kết nối tiêu thụ các sản phẩm nông sản tỉnh Thái Nguyên thông qua các kênh phân phối hiện đại và truyền thống.

Các đại biểu ký kết hợp tác xúc tiến, kết nối thiêu thụ nông sản của tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Các đại biểu ký kết hợp tác xúc tiến, kết nối thiêu thụ nông sản của tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Huyện miền núi Võ Nhai (Thái Nguyên) hiện có trên 1.600ha cây ăn quả, gồm một số loại cây chính như na, bưởi, cam, nhãn. Trong đó, cây na có diện tích lớn nhất với trên 500ha, hiện bắt đầu vào vụ thu hoạch, sản lượng ước đạt trên 5.000 tấn. Sản phẩm “Na La Hiên” đã được cấp nhãn hiệu tập thể và được chứng nhận sản phẩm OCOP của tỉnh Thái Nguyên. Từ năm 2021, huyện Võ Nhai đã đưa Cổng thông tin điện tử kết nối cung cầu sản phẩm nông nghiệp vào hoạt động nhằm liên kết sản xuất, truy xuất nguồn gốc sản phẩm để giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông nghiệp địa phương đến các thị trường trong và ngoài tỉnh.

Ông Nguyễn Bá Chính, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên cho biết, để hỗ trợ sản phẩm na và các nông sản khác của tỉnh Thái Nguyên, Sở Công Thương đã tích cực phối hợp với các sở, ban, ngành triển khai kết nối các sản phẩm, tham gia vào chuỗi cung ứng của các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại trong và ngoài tỉnh; tư vấn, hỗ trợ người dân, HTX hệ thống tem truy xuất nguồn gốc (QR code); tham gia hội chợ triển lãm, hội nghị, hội thảo trong và ngoài nước. Đặc biệt, đẩy mạnh việc ứng dụng chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại, nhất là trên nền tảng thương mại điện tử để đưa na và các sản phẩm nông sản lên sàn giao dịch.

Đã vào chính vụ, na La Hiên năm nay vẫn có giá bán cao. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Đã vào chính vụ, na La Hiên năm nay vẫn có giá bán cao. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Đến thời điểm hiện tại, đã có trên 166.000 hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên được tạo tài khoản, đã đưa lên các sàn thương mại điện tử gần 3.000 sản phẩm nông nghiệp, tổng giá trị giao dịch đạt trên 1,6 tỷ đồng. Các mặt hàng được giao dịch chủ yếu là sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh như chè, nhãn, miến, na… có tính cạnh tranh cao.

Theo Giám đốc Sở Công thương tỉnh Thái Nguyên, thời gian tới, Sở sẽ tiếp tục phát huy vai trò là cầu nối, tích cực huy động, lồng ghép các nguồn lực, triển khai thực hiện các chính sách của trung ương, của tỉnh để làm tốt hơn nữa công tác hỗ trợ xúc tiến, kết nối tiêu thụ các sản phẩm nông sản, góp phần tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp, HTX và nông dân mở rộng thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.

Tại chương trình, đại diện các sở, ngành, doanh nghiệp, HTX đã ký kết hợp tác cung ứng và tiêu thụ sản phẩm na và các sản phẩm nông sản tỉnh Thái Nguyên năm 2022.

Chợ na La Hiên kéo dài hàng km trên trục Quốc lộ 1B. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Chợ na La Hiên kéo dài hàng km trên trục Quốc lộ 1B. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Đối với riêng thương hiệu Na La Hiên, Sở KH-CN tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Thái Nguyên đã và sẽ tiếp tục thực hiện dự án án khoa học trồng na rải vụ. Cây na sẽ cho vụ thu hoạch rộng hơn trước và sau thời điểm vụ na truyền thống. Ông Kiều Thượng Chất, Phó Giám đốc HTX Nông lâm nghiệp Phú Thượng (huyện Võ Nhai) cho biết, việc thay đổi quy trình sản xuất đã mang lại những tín hiệu tích cực để kéo dài vụ na chín. Đặc biệt, việc đưa cây na tím New Zealand và na Đài Loan vào trồng hứa hẹn có sản phẩm na vào dịp gần Tết Nguyên đán.

Ông Dương Sơn Hà, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Thái Nguyên cho biết, là sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp chủ lực nên Na La Hiên sẽ tiếp tục nhận được nhiều chương trình hỗ trợ cả về thương mại và kỹ thuật; xây dựng vùng sản xuất na hàng hóa quy mô lớn.

Xem thêm
Nuôi 300 con dúi, 300 gà đen mang lại doanh thu nửa tỷ đồng

ĐỒNG THÁP Tổng thu nhập từ đàn dúi 300 con và đàn gà đen 300 con đem về cho anh Huỳnh Văn Hiếu ở Đồng Tháp khoảng nửa tỷ đồng mỗi năm.

Khẩn cấp tiêu hủy, khoanh vùng dập dịch tả lợn Châu Phi

Từ đầu tháng 7/2025 đến nay, dịch tả lợn Châu Phi đang có những diễn biến phức tạp tại tỉnh Tuyên Quang, đe dọa nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi và môi trường.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Bình luận mới nhất