| Hotline: 0983.970.780

Tập trung cao độ phòng chống bệnh viêm da nổi cục

Thứ Năm 23/09/2021 , 22:58 (GMT+7)

Lâm Đồng là địa phương có đàn bò sữa rất lớn, vì vậy công tác phòng, chống dịch bệnh viêm da nổi cục đang được tập trung cao độ.

Theo Sở NN-PTNT Lâm Đồng, bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò xuất hiện tại địa phương từ đầu tháng 8 đến nay ở các huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên và Di Linh.

Tính đến nay, toàn tỉnh ghi nhận gần 1.800 con bò nhiễm bệnh (ước tính khoảng 2% đàn trâu, bò của tỉnh), địa phương có khoảng 132 bò và bê bị chết. 

Công tác phòng dịch bệnh VDNC trên đàn bò sữa ở Lâm Đồng được tập trung cao độ. Ảnh: MH.

Công tác phòng dịch bệnh VDNC trên đàn bò sữa ở Lâm Đồng được tập trung cao độ. Ảnh: MH.

Theo ông Phạm Phi Long, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Lâm Đồng: UBND tỉnh Lâm Đồng và Sở NN-PTNT đã có nhiều văn bản chỉ đạo ngành thú y cũng như các địa phương triển khai đồng bộ các biện pháp khoanh vùng, dập dịch.

Ngành thú y tỉnh đã triển khai mua 80.000 liều vacxin phòng bệnh viêm da nổi cục (VDNC) để tiêm cho đàn trâu, bò trên toàn tỉnh. Hiện tại, tỉ lệ tiêm phòng ở địa phương trên đàn trâu bò là trên 80%. Về cơ bản, tỉ lệ này đảm bảo được việc phòng dịch.

Theo nhận định, việc tiêm phòng phải cần ít nhất sau 21 ngày để đảm bảo được sự miễn dịch. Tuy nhiên trong tình hình thời tiết thay đổi, Lâm Đồng sắp bước vào gian đoạn giao mùa nên dự báo dịch bệnh VDNC sắp tới hết sức nguy hiểm.

Theo ông Phạm Phi Long, mặc dù tỉ lệ chết do bệnh VDNC không cao, nhưng đây là tiền đề dẫn đến các bệnh thứ phát như viêm phổi, tụ huyết trùng dẫn đến nguy cơ trâu bò bị chết.

Hiện nay, ngành nông nghiệp Lâm Đồng đang phối hợp với các cấp chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền người dân về mức độ nguy hiểm, diễn biến phức tạp của dịch bệnh. Ngành đẩy mạnh công tác rà soát, phân loại gia súc để thực hiện tiêm phòng nhằm đảm bảo tỉ lệ cao nhất, tiến đến khống chế hoàn toàn dịch bệnh. Đồng thời, rà soát các gia súc mới mắc bệnh để cách ly, hộ lý để điều trị tích cực.

Theo Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Lâm Đồng, bệnh VDNC trên trâu, bò là căn bệnh mới nên người dân chưa nhận thức chưa sâu về mức độ nguy hiểm. Do vậy, ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến người dân, khuyến cáo người dân nếu phát hiện trâu, bò nhiễm bệnh thì không chăn thả gia súc tập trung để tránh lây lan.

Lâm Đồng đã mua 80.000 liều vacxin phòng bệnh VDNC để tiêm cho đàn trâu, bò trên toàn tỉnh. Ảnh: MH.

Lâm Đồng đã mua 80.000 liều vacxin phòng bệnh VDNC để tiêm cho đàn trâu, bò trên toàn tỉnh. Ảnh: MH.

Đồng thời khuyến cáo người dân tăng dường tiêu độc, khử trùng khu vực chuồng trại chăn nuôi, diệt trừ ruồi, muỗi, ve, mòng để ngăn chặn các véc-tơ gây bệnh…

Tổ chức tốt việc giám sát, phát hiện sớm, kịp thời cảnh báo và xử lý triệt để các ổ dịch mới phát sinh, không để lây lan diện rộng. Hướng dẫn các chủ hộ chăn nuôi trâu, bò chủ động thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học.

Đồng thời, giám sát chặt chẽ việc tập kết, buôn bán gia súc gia cầm, sản phẩm từ gia súc gia cầm và xử lý nghiêm đối với các trường hợp vận chuyển, buôn bán trâu, bò, sản phẩm từ trâu, bò nhập lậu vào tỉnh, không rõ nguồn gốc. Tăng cường kiểm tra việc bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là tại các cơ sở chế biến, tiêu thụ và vận chuyển trâu, bò...

Ông Phạm Phi Long cho biết, hiện nay, huyện Đơn Dương là địa phương có tổng đàn bò sữa rất lớn nên công tác phòng dịch được tập trung cao độ. Đối với đàn bò sữa trong dân, ngành nông nghiệp đã phân bổ vacxin và hoàn tất công tác tiêm phòng. Về phần bò sữa doanh nghiệp, các công ty, đơn vị đã chủ động triển khai tiêm vacxin và các biện pháp phòng ngừa.

Xem thêm
Bị xử phạt 5,5 triệu đồng do vứt xác lợn chết ra môi trường

TUYÊN QUANG Từ 19 đến 22/7, tỉnh Tuyên Quang buộc phải tiêu hủy 5.481 con lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi tại 376 hộ thuộc 114 thôn, 22 xã, với tổng trọng lượng hơn 304 tấn.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Thiếu dữ liệu, nông hộ cà phê khó đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Hàng trăm tàu cá bị kiểm tra, xử lý trên vịnh Bắc Bộ

HẢI PHÒNG Từ đầu năm 2025 đến nay, Chi cục Kiểm ngư Vùng I đã tuần tra 80 ngày trên biển, kiểm tra 187 tàu cá, xử lý hàng chục trường hợp vi phạm.

Cần Thơ trồng 5 ha rừng ngập mặn trên đất bãi bồi ven biển

Trồng và bảo vệ rừng hiện không còn là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và môi trường mà trở thành trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất