| Hotline: 0983.970.780

Tập huấn tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo và chống khai thác IUU

Chủ Nhật 26/11/2023 , 15:28 (GMT+7)

KIÊN GIANG Cục Kiểm ngư phối hợp với các đơn vị tập huấn, tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo và công tác phòn chống khai thác bất hợp pháp, không khai báo, không theo quy định.

Tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo

Ngày 24/11, tại phường An Thới (TP Phú Quốc, Kiên Giang), Cục Kiểm ngư (Bộ NN-PTNT) phối hợp với chính quyền thành phố Phú Quốc tổ chức lớp tập huấn, tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo và công tác phòng chống khai thác bất hợp pháp, không khai báo, không theo quy định (IUU) cho ngư dân. Tham dự lớp tập huấn có khoảng 150 học viên là cộng đồng ngư dân ven biển, ngư dân làm nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản.

Ông Tạ Minh Phương, Chánh Văn phòng Cục Kiểm ngư: 'Sự hiện diện của ngư dân trên biển không chỉ đơn thuần là hoạt động kinh tế, mà còn là cột mốc sống về chủ quyền trên biển'. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Tạ Minh Phương, Chánh Văn phòng Cục Kiểm ngư: “Sự hiện diện của ngư dân trên biển không chỉ đơn thuần là hoạt động kinh tế, mà còn là cột mốc sống về chủ quyền trên biển”. Ảnh: Trung Chánh.

Nội dung tập huấn, tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, nhà nước trong công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo. Tuyên truyền, phổ biến các quy định quốc tế, hiệp định, thoả thuận Việt Nam là thành viên hoặc tham gia, các văn bản quy phạm pháp luật về biển đảo, thuỷ sản. Chính sách hỗ trợ ngư dân vươn khơi, bám biển, phòng, chống khai thác IUU.

Khai mạc lớp tập huấn, tuyên truyền, ông Tạ Minh Phương, Chánh Văn phòng Cục Kiểm ngư cho biết, hiện nay cả nước có trên 86.000 tàu đánh bắt, khai thác thủy sản, hoạt động ở vùng biển ven bờ, vùng lộng và vùng khơi. Trong đó, có hàng chục ngàn tàu đánh bắt xa bờ (vùng khơi) cùng với hàng trăm ngàn ngư dân thường xuyên hoạt động trên biển, vươn khơi bám biển. Sự hiện diện của ngư dân trên biển để đánh bắt thủy sản không chỉ đơn thuần là hoạt động kinh tế, mà còn là sự xác định chủ quyền biển đảo là cột mốc sống về chủ quyền trên biển.

Ngư dân Phú Quốc và các đại biểu tham dự lớp tập huấn tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo và công tác phòng chống khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định. Ảnh: Trung Chánh.

Ngư dân Phú Quốc và các đại biểu tham dự lớp tập huấn tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo và công tác phòng chống khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định. Ảnh: Trung Chánh.

Lớp tập huấn nhằm triển khai, thực hiện Đề án tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo thuộc lĩnh vực thủy sản giai đoạn 2022-2025 tập huấn tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo và công tác phòng chống khai thác IUU. Các ngư dân tham gia lớp tập huấn được các giảng viên trình bày 4 chuyên đề, gồm: Chuyên đề 1: Giới thiệu tổng quan về tình hình biển Đông. Chuyên đề 2: Hệ thống một số văn bản pháp lý liên quan đến khai thác hải sản trên biển Đông. Chuyên đề 3: Tình hình hoạt động khai thác hải sản trên biển. Chuyên đề 4: Chống đánh bắt, khai thác IUU.

Ông Lê Đình Trọng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư Vùng V đã giới thiệu, tuyên truyền cho bà con ngư dân về tổng quan về tình hình biển Đông như về hoạt động đánh bắt, khai thác hải sản trên biển, về tình hình an ninh, an toàn trên biển, đảo… Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc, giải quyết các vấn đề tranh chấp trên biển.

Hỗ trợ ngư dân vươn khơi bám biển

Tham gia lớp tập huấn, ngư dân Nguyễn Văn Thành, có ghe hành nghề câu mực trên vùng biển Phú Quốc cho rằng, những kiến thức pháp luật mà các giảng viên đã truyền đạt, phổ biến rất hữu ích cho ngư dân trong quá trình đi biển, hạn chế và tiến tới chấm dứt  tình trạng vi phạm pháp luật trên biển, nhất là những quy định về chốn khai thác IUU.

Ngoài các chuyên đề được các giảng viên trực tiếp tuyên truyền, bà con ngư dân còn được xem Video Clip về triển lãm Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam, qua đó hiểu hơn về quá trình xác lập và bảo vệ chủ quyền biển, đảo mà các thế hệ cha, ông đã thực hiện.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang phối hợp với Cục Kiểm ngư tặng cờ tổ quốc, ảnh Bác Hồ để ngư dân treo trên tàu cá trong suốt quá trình vươn khơi, bám biển. Ảnh: Trung Chánh.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang phối hợp với Cục Kiểm ngư tặng cờ tổ quốc, ảnh Bác Hồ để ngư dân treo trên tàu cá trong suốt quá trình vươn khơi, bám biển. Ảnh: Trung Chánh.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang đã phối hợp với Cục Kiểm ngư tặng cờ tổ quốc, ảnh Bác Hồ để ngư dân treo trên tàu cá. Phát tờ rơi tuyên truyền, hướng dẫn ngư dân tuân thủ pháp luật trong quá trình vươn khơi, bám biển. Sự đồng hành thường xuyên của lực lượng Kiểm ngư, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển cùng với tàu cá của ngư dân trên biển, đã phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc đối với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn và phát triển bền vững kinh tế trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc.

Theo ông Tạ Minh Phương, Chánh Văn phòng Cục Kiểm ngư, lớp tập huấn tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo và công tác phòng chống khai thác IUU, được triển khai tại Phú Quốc chỉ là sự khởi đầu, gợi mở. Vì công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về biển, đảo là hoạt động thường xuyên, nhằm tiếp tục xây dựng ý thức trách nhiệm cho ngư dân, chủ các phương tiện tàu cá. Lớp tập huấn còn có sự phối hợp giữa Cục Kiểm ngư, Bộ đội Biên phòng và chính quyền địa phương, để có các hoạt động thiết thực hỗ trợ ngư dân, tăng cường mối quan hệ đoàn kết gắn bó quân – dân.

Xem thêm
Cho ăn thảo dược, ngựa bạch Sìn Hồ nuôi không kịp bán

LAI CHÂU Về cao nguyên Sìn Hồ, tận thấy những đàn ngựa bạch khỏe khoắn, chạy như bay trên đồng cỏ. Có được như vậy là nhờ cách chăm sóc ngựa đặc biệt của người nuôi.

Phát hiện bệnh dại, địa phương tổ chức truy bắt chó thả rông

QUẢNG NGÃI Sau khi phát hiện 2 con chó dương tính với bệnh dại, xã Ia Tơi (tỉnh Quảng Ngãi) đã hướng dẫn người dân tiêm phòng và triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch.

Nhãn chín sớm giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi chính vụ

HƯNG YÊN Tự chọn lọc được giống nhãn chín sớm hơn trà chính vụ khoảng 1 tháng, ông Đỗ bán được nhãn quả với giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi nhãn chính vụ.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Bình luận mới nhất