| Hotline: 0983.970.780

Tăng trưởng ngành nông nghiệp Ninh Thuận đứng đầu khu vực Duyên hải miền Trung

Thứ Năm 26/12/2024 , 14:24 (GMT+7)

Năm 2024, giá trị sản xuất nông nghiệp Ninh Thuận tăng 4,81%, đứng đầu khu vực Duyên hải miền Trung, tăng trưởng giá trị gia tăng 4,79%, đóng góp 25,5% vào GRDP của tỉnh.

Ngành nông nghiệp Ninh Thuận tăng trưởng 4,81% năm 2024. Ảnh: PC.

Ngành nông nghiệp Ninh Thuận tăng trưởng 4,81% năm 2024. Ảnh: PC.

Ngày 25/12, Sở NN-PTNT tỉnh Ninh Thuận tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025. Tham dự có ông Trịnh Minh Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận; lãnh đạo các sở, ngành, địa phương cùng đại diện các doanh nghiệp, hợp tác xã, viện nghiên cứu... trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Ông Đặng Kim Cương, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Ninh Thuận cho biết, năm 2024, dù khó khăn do hán kéo dài, dịch tả lợn châu Phi và cùng khó khăn chung của cả nước nhưng ngành nông nghiệp Ninh Thuận vẫn tiếp tục khẳng định là bệ đỡ nền kinh tế của tỉnh.

Trong đó, giá trị sản xuất bình quân đạt 153 triệu đồng/ha, tăng 9,2 triệu đồng/ha so với năm 2023, giá trị sản xuất tăng 4,81% - đứng đầu khu vực Duyên hải miền Trung, tăng trưởng giá trị gia tăng 4,79% - vượt 0,64% kế hoạch và đóng góp 25,5% vào GRDP của tỉnh.

Bên cạnh đó, tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch nông thôn đạt 99,75%, trong đó tỷ lệ hộ dân sử dụng nước đáp ứng quy chuẩn địa phương đạt 97,52%; tỷ lệ che phủ rừng đạt 48,15%. Đặc biệt, một số chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV.

Ông Đặng Kim Cương, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Ninh Thuận cho biết, ngành nông nghiệp Ninh Thuận vẫn tiếp tục khẳng định là bệ đỡ nền kinh tế của tỉnh. Ảnh: PC.

Ông Đặng Kim Cương, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Ninh Thuận cho biết, ngành nông nghiệp Ninh Thuận vẫn tiếp tục khẳng định là bệ đỡ nền kinh tế của tỉnh. Ảnh: PC.

Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh từng bước phát triển ổn định cả về quy mô, năng suất, chất lượng, hiệu quả với thu nhập bình quân ước đạt 990 triệu đồng/ha đất canh tác, tốc độ tăng giá trị sản xuất 10,9% so với năm 2023 và đóng góp 14% vào tổng giá trị sản xuất năm 2024 của toàn ngành. 

Mặc dù Ninh Thuận là địa thường xuyên hạn hán, thiếu nước tưới, nhưng với quyết tâm thích ứng với biến đổi khí hậu, trong năm 2024, ngành nông nghiệp tỉnh đã tập trung triển khai có hiệu quả công tác ứng phó hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn, gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Ninh Thuận thu nhập bình quân ước đạt 990 triệu đồng/ha đất canh tác. Ảnh: PC.

Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Ninh Thuận thu nhập bình quân ước đạt 990 triệu đồng/ha đất canh tác. Ảnh: PC.

Theo đó năm 2024, toàn tỉnh đã chuyển đổi được 1.786ha cây trồng, do vậy đã đảm bảo đáp ứng nguồn nước tưới cho 83.983ha cây trồng ngắn ngày, đạt 62,4% diện tích canh tác và cung cấp đủ nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, Ninh Thuận đã cấp 27 mã số vùng trồng mới, nâng tổng số toàn tỉnh hiện có 57 mã số vùng trồng với 391,128ha; phát triển thêm 3 chuỗi liên kết, nâng tổng số lên 70 chuỗi liên kết trồng trọt.

“Chúng tôi tiếp tục đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học gắn với công tác phòng chống dịch bệnh. Năm 2024, ngành nông nghiệp đã phát triển 5 liên kết chuỗi giá trị, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, trong đó tập trung hỗ trợ dự án liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm dê, cừu định hướng xuất khẩu sang thị trường Halal do Công ty TNHH Nhật Thành Food chủ trì liên kết”, ông Đặng Kim Cương cho hay.

Phát biểu tại hội nghị, ông Trịnh Minh Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận đánh giá, kết quả đạt được của ngành nông nghiệp tỉnh là đáng ghi nhận nhưng chưa đi vào chiều sâu, các sản phẩm nông nghiệp chưa mang tính cạnh tranh cao, chưa mang tính hàng hóa để tạo giá trị kinh tế bền vững trên thị trường, nhất là các sản phẩm OCOP đã được công nhận đạt chuẩn cấp tỉnh. UBND tỉnh cũng đã hỗ trợ cho các doanh nghiệp, hợp tác xã về khoa học kỹ thuật, quảng bá thương hiệu… nhưng thực tế kết quả mang lại chưa tương xứng.

Ông Trịnh Minh Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận đề ra những giải pháp trọng tâm ngành nông nghiệp tỉnh cần thực hiện trong thời gian tới. Ảnh: PC.

Ông Trịnh Minh Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận đề ra những giải pháp trọng tâm ngành nông nghiệp tỉnh cần thực hiện trong thời gian tới. Ảnh: PC.

Ông Trịnh Minh Hoàng nhấn mạnh, để ngành nông nghiệp thực sự phát triển, tiếp tục là bệ đỡ nền kinh tế của tỉnh, UBND tỉnh đề nghị ngành nông nghiệp tập trung đánh giá lại toàn diện trên các lĩnh vực. Trong đó cần lựa chọn những cây, con đặc thù như nho, táo, tỏi, măng tây xanh... để sản xuất, tạo ra giá trị hàng hóa, nâng cao giá trị thương hiệu sản phẩm. Đối với lĩnh vực thủy sản, cần đầu tư bài bản trong đánh bắt và nuôi trồng, nâng cao uy tín thủy sản Ninh Thuận.

Năm 2024 Ninh Thuận đã thành lập thêm 10 HTX mới, đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 115 HTX nông nghiệp. Ngành nông nghiệp tỉnh đã tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm các mô hình HTX nông nghiệp điển hình ngoài tỉnh, hỗ trợ 31 lao động trẻ về làm việc tại 26 HTX nông nghiệp.

Công tác xây dựng NTM mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng đến nay vẫn đạt được những kết quả nhất định, ước kết thúc năm 2024 có 33/47 xã đạt chuẩn NTM, 16 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và công nhận xã Thành Hải (thành phố Phan Rang - Tháp Chàm) đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. 

Xem thêm
Xây dựng thương hiệu yến Việt: [Bài 3] Chinh phục thị trường tỷ dân

Là quốc gia tiêu thụ tổ yến lớn nhất thế giới, Trung Quốc đang dần trở thành thị trường 'vàng' cho sản phẩm yến sào Việt Nam.

Tuyên truyền rộng rãi ‘5 không’ phòng bệnh dại trên chó mèo

VĨNH LONG Tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của người nuôi, đồng thời hướng đến xây dựng vùng an toàn bệnh dại trên chó, mèo.

Nghệ An đặt mục tiêu trên 400 nghìn tấn lương thực vụ hè thu - mùa

Dựa vào tình hình thực tế, ngành nông nghiệp Nghệ An phấn đấu hoàn thành mục tiêu 400.360 tấn lương thực tại vụ hè thu - mùa năm 2025.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Bàn giải pháp phát triển nông nghiệp, thủy sản tuần hoàn

KIÊN GIANG Chuyển đổi luân canh lúa – thủy sản, rau màu, biến phụ phẩm thành phân bón hữu cơ, than sinh học bón lại cho đất giúp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Trà Vinh kiểm soát chặt tàu cá không đủ điều kiện hoạt động

Trà Vinh Đây là một trong những nội dung UBND tỉnh Trà Vinh vừa có văn bản giao Sở Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương triển khai thực hiện.

Quảng Ninh ban hành Chỉ thị mới về bảo vệ rừng

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành Chỉ thị số 03/CT-UBND về tăng cường quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.