| Hotline: 0983.970.780

Tăng cường chỉ đạo bảo vệ sản xuất vụ Đông Xuân

Thứ Năm 10/02/2022 , 14:50 (GMT+7)

QUẢNG NAM Ngành chức năng địa phương cần theo dõi tình hình sản xuất, thời tiết cũng như sự phát sinh của các sinh vật gây hại trên cây trồng để xử lý kịp thời.

Trung tâm Bảo vệ thực vật miền Trung phối hợp với ngành chức năng tỉnh Quảng Nam kiểm tra về tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng. Ảnh: A.T.

Trung tâm Bảo vệ thực vật miền Trung phối hợp với ngành chức năng tỉnh Quảng Nam kiểm tra về tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng. Ảnh: A.T.

Vừa qua, Trung tâm Bảo vệ thực vật miền Trung cùng với Sở NN-PTNT, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Nam đã có buổi kiểm tra tình hình sinh vật gây hại trên các trà lúa và một số loại cây trồng chính của địa phương trong vụ sản xuất Đông Xuân 2021 - 2022.

Theo lãnh đạo Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Nam, đến thời điểm hiện nay, toàn tỉnh đã xuống giống 41.500 ha lúa Đông Xuân, gần 3.500 ha ngô, hơn 7.100 ha lạc, gần 3.800 ha sắn và khoảng gần 4.750ha rau, đậu các loại.

Qua buổi kiểm tra, các đơn vị chức năng xác định, trên cây lúa, chuột hại giống gieo và lúa giai đoạn đẻ nhánh - làm đòng với diện tích nhiễm 100 ha, tỷ lệ hại 5-10%.

Trên cây sắn, bệnh khảm lá tiếp tục gây hại trên cây sắn trồng mới - phát triển thân lá tại Quế Sơn; Trên cây rau màu, bệnh lở cổ rễ, héo rũ gốc mốc trắng gây hại trên rau đậu các loại giai đoạn cây con; Sâu keo mùa thu, sâu xám… hại rải rác trên cây ngô.

Bệnh Khảm lá tiếp tục gây hại trên cây sắn trồng mới ở huyện Quế Sơn (Quảng Nam). Ảnh: A.T.

Bệnh Khảm lá tiếp tục gây hại trên cây sắn trồng mới ở huyện Quế Sơn (Quảng Nam). Ảnh: A.T.

Ông Lương Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật miền Trung cho biết, từ trước Tết Nguyên đán, Cục Bảo vệ thực vật đã có công văn về việc chủ động phòng chống sinh vật gây hại trên cây trồng, đảm bảo an toàn cho sản xuất trước trong và sau tết.

Sau dịp Tết Nguyên đán, hiện nay cây trồng sinh trưởng phát triển bình thường, tình hình sâu bệnh có mật số và tỷ lệ hại thấp. Thời gian đến nông dân tiếp tục xuống giống các loại cây trồng trên diện tích còn lại. Tuy nhiên, dự báo trong thời gian đến, người dân cần chú ý đến các đối tượng có khả năng phát sinh gia tăng gây hại như: Chuột, bệnh đạo ôn lá, rầy nâu, rầy lưng trắng…

Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, nhìn chung cây trồng sinh trưởng, phát triển bình thường. Ảnh: A.T.

Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, nhìn chung cây trồng sinh trưởng, phát triển bình thường. Ảnh: A.T.

Trung tâm Bảo vệ thực vật miền Trung đề nghị Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Nam tiếp tục theo dõi tình hình sản xuất thực tế ở địa phương (thời vụ, cơ cấu giống) và các tác động bất lợi của thời tiết ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng.

“Cần nắm chắc diễn biến và sự phát sinh của các đối tượng sinh vật gây hại để chủ động trong chỉ đạo bảo vệ sản xuất; tham mưu và phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tại địa phương nhằm tuyên truyền và hướng dẫn nông dân thăm đồng thường xuyên, phát hiện và xử lý kịp thời các đối tượng sinh vật gây hại”, ông Tuấn nói.

Xem thêm
Nuôi thỏ tuần hoàn lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm

HẢI PHÒNG Nhận thấy mô hình chăn nuôi thuần tuý hiệu quả không cao, một hộ dân tại Vĩnh Bảo đã chuyển sang nuôi thỏ tuần hoàn và cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Chăn nuôi an toàn không dịch bệnh là 'chìa khóa' cho sinh kế bền vững

TUYÊN QUANG Chăn nuôi an toàn dịch bệnh không chỉ là giải pháp bảo vệ đàn vật nuôi mà còn là chìa khóa ổn định sản xuất, giữ vững sinh kế cho người dân ở Tuyên Quang.

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ canh tác sầu riêng

ĐẮK LẮK Chiều 12/5, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong canh tác sầu riêng.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

Đồng Tháp tập huấn về AI cho cán bộ và người dân

Đồng Tháp tổ chức tập huấn AI nhằm nâng cao nhận thức chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân trên địa bàn tỉnh.

Thủ phủ tôm giống công nghệ cao: [Bài 1] Chiếm hơn 30% sản lượng con giống cả nước

Ninh Thuận được mệnh danh là thủ phủ tôm giống của cả nước, bởi địa phương này có 460 cơ sở sản xuất và chiếm hơn 30% sản lượng tôm giống toàn quốc.

Giải phóng sức sáng tạo cho khoa học lâm nghiệp

Nguồn lực và cơ chế, chính sách từ Nghị quyết 57 được kỳ vọng sẽ gỡ được tình trạng 'hồ sơ tài chính nhiều hơn hồ sơ khoa học'.