Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp

Thứ Năm, 8/5/2025 16:3 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Sử dụng nước hợp lý vụ hè thu, vụ mùa 2021

Thứ Tư 28/07/2021 , 08:00 (GMT+7)

Với dung tích trữ hiện tại và mưa, sẽ khó xảy ra hạn hán, thiếu nước ở Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, cần sử dụng nước hợp lý để đủ nước cho cả vụ mùa.

Theo Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam, tổng lượng mưa ở khu vực Đông Nam Bộ từ đầu năm 2021 đến nay là 790 mm. So với cùng kỳ trung bình nhiều năm (TBNN), lượng mưa từ đầu năm đến nay ở các tỉnh, thành phố Đông Nam Bộ phổ biến ở mức thấp hơn trung bình khoảng 2,5%. Nhiệt độ trung bình phổ biến ở mức cao hơn TBNN cùng thời kỳ.

Nông dân ở Đông Nam Bộ cần sử dụng nước hợp lý để đảm bảo đủ nước cho cả vụ mùa. Ảnh: Trần Trung.

Nông dân ở Đông Nam Bộ cần sử dụng nước hợp lý để đảm bảo đủ nước cho cả vụ mùa. Ảnh: Trần Trung.

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, trên toàn vùng Nam Bộ, so với TBNN, dự báo tổng lượng mưa trong các tháng 8 và 9/2021 phổ biến thấp hơn từ 5-15%; tháng 10 và 11/2021, tổng lượng mưa cao hơn 10-30%; tháng 12/2021 và tháng 1/2022 có khả năng xuất hiện các cơn mưa trái mùa trong mùa khô.

Đến thời điểm này, dung tích các hồ chứa thủy lợi ở khu vực Đông Nam Bộ đạt từ 38 ÷ 81% dung tích thiết kết (DTTK). Trong đó, tổng dung tích hiện tại của các hồ thuộc lưu vực sông Đồng Nai đạt 40,8% DTTK; tổng dung tích các hồ lưu vực sông Sài Gòn đạt 44,5% DTTK; tổng dung tích các hồ lưu vực sông Bé đạt 80,99% DTTK.

Trong vụ hè thu 2021, tổng diện tích gieo trồng trong công trình thủy lợi toàn vùng Đông Nam Bộ là 88.838 ha (29.145 ha lúa, 58.886 ha các loại rau màu, cây lâu năm). Trong đó, tổng diện tích gieo trồng thuộc khu vực tưới của 21 hồ chứa trên lưu vực lưu vực sông Đồng Nai (Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu) là 9.229 ha (lúa 6.058 ha, rau màu 1.188 ha, cây lâu năm 1.642 ha và thủy sản 340 ha).

Kết quả tính toán cân bằng nước cho toàn hệ thống cho thấy toàn bộ 21 công trình đáp ứng tưới cho 100% diện tích.

Tổng diện tích gieo trồng của 10 hồ chứa trên lưu vực sông Sài Gòn (Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương) là 77.602 ha (lúa 22.747 ha, rau màu 22.559 ha, cây lâu năm 31.857 ha và thủy sản 440 ha). Kết quả tính toán cân bằng nước dựa vào nguồn nước hiện có tại các công trình thủy lợi cho thấy, tất cả 10 công trình đáp ứng đủ 100% diện tích tưới.

Hồ Sông Ray thuộc lưu vực sông Đồng Nai. Ảnh: TL.

Hồ Sông Ray thuộc lưu vực sông Đồng Nai. Ảnh: TL.

Tổng diện tích gieo trồng của 17 hồ chứa trên lưu vực sông Bé là 2.007 ha (lúa 340 ha, rau màu 95 ha, cây lâu năm 1.545 ha và thủy sản 27 ha). Kết quả tính toán cân bằng nước cho toàn hệ thống cho thấy toàn bộ 17 công trình đáp ứng đủ 100% diện tích.

Như vậy, với tình hình nguồn nước trong hệ thống công trình thủy lợi hiện tại và dự báo mưa trong thời gian vụ hè thu 2021, nhìn chung toàn vùng Đông Nam Bộ đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất.

Đông Nam Bộ đang trong mùa mưa nên nguy cơ xảy ra hạn hán thiếu nước ở mức thấp. Tuy nhiên, Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam khuyến cáo người dân cần sử dụng nước tiết kiệm và phân phối hợp lý để bảo đảm đủ cung cấp đến hết vụ hè thu và cả vụ mùa 2021, đặc biệt là các công trình thủy lợi nhỏ, vùng ngoài công trình thủy lợi phụ trách tưới..

Để bảo đảm cấp nước cho sản xuất nông nghiệp vụ hè thu 2021, Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam kiến nghị các địa phương cần theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo nguồn nước và xây dựng kế hoạch sử dụng nước phục vụ chỉ đạo điều hành cấp nước cho sản xuất nông nghiệp trên các lưu vực sông vùng Đông Nam Bộ của Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam để có giải pháp ứng phó kịp thời.

Các khu vực có công trình thủy lợi cần tận dụng tối đa nguồn nước tự nhiên từ ao, hồ, sông suối, kênh rạch để cung cấp cho sản xuất vụ hè thu, tiết kiệm nguồn nước từ các hồ chứa thủy lợi để cung cấp cho cả vụ mùa.

Các vùng ngoài phạm vi cấp nước của các công trình thủy lợi cần theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, nguồn nước để giảm thiểu thiệt hại khi nguồn nước không đảm bảo.

Các địa phương cần xây dựng phương án phòng, chống úng, ngập, đề phòng ngập úng cục bộ do mưa lớn, bảo đảm chủ động ứng phó, bảo vệ diện tích sản xuất sản xuất nông nghiệp; tăng cường công tác tuyên truyền, thường xuyên thông báo tình hình thời tiết, nguồn nước để điều chỉnh kế hoạch sản xuất phù hợp.

Xem thêm
Tuyên Hóa lai hóa đàn bò thịt

QUẢNG BÌNH Người dân huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) phát triển mạnh đàn bò thịt lai để tăng thu nhập, từ đó làm giàu trên chính quê hương thay vì đi xuất khẩu lao động.

Tỷ lệ phủ vacxin đàn vật nuôi tối thiểu 80% mới phát huy hiệu quả

An Giang đang tăng cường giám sát dịch bệnh, khẩn trương tiêm phòng bệnh nguy hiểm, bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được vacxin bảo vệ.

Tây Nguyên xanh lên nhờ phụ nữ làm nông bền vững

Nhờ chương trình hỗ trợ, những phụ nữ ở Tây Nguyên đang truyền cảm hứng bằng mô hình nông nghiệp hiệu quả và thân thiện với môi trường.

Sống chung với khô hạn: [Bài cuối] Liên thông hồ chứa, chuyển nước các lưu vực

Dù nguy cơ thiếu nước sản xuất luôn thường trực, song với kế hoạch tưới chi tiết từng mùa vụ cũng như điều tiết khoa học, Ninh Thuận vẫn đảm bảo nước tưới.

Khi nhà nghiên cứu được quyền 'thử sai'

Nghị quyết 57-NQ/TW kỳ vọng mở ra cơ hội cho Viện Lúa ĐBSCL hiện thực hóa các nghiên cứu phục vụ Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao đã ấp ủ nhiều năm.

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường vùng nuôi trồng thủy sản: [Bài 3] Tiền đề phát triển bền vững

Thông qua các lớp tập huấn về bảo vệ môi trường, vùng nuôi trồng thủy sản tại các địa phương đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao nhận thức của người dân.

Chặt phá rừng tự nhiên tại Bắc Kạn đã giảm

Tại tỉnh Bắc Kạn, tình trạng chặt phá rừng tự nhiên quy mô nhỏ vẫn diễn ra, tuy nhiên mức độ, số lượng vụ vi phạm đã giảm đáng kể so với những năm trước.