| Hotline: 0983.970.780

Sẽ xây dựng mô hình an toàn sinh học phù hợp chăn nuôi lợn nông hộ nhỏ lẻ

Thứ Sáu 05/04/2019 , 14:51 (GMT+7)

Trả lời các cơ quan báo chí tại buổi họp báo thường kỳ quý 1/2019 về tìnhh hình dịch tả lợn châu Phi, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, theo số liệu thống kê, hiện nay cả nước vẫn còn 2,8 triệu hộ chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ, nông hộ, chiếm tới 48% sản lượng thịt lợn, nên thời gian tới sẽ xây dựng mô hình an toàn sinh học phù hợp cho khu vực này.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, hiện nay cả nước vẫn còn 2,8 triệu hộ chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ, nông hộ, chiếm tới 48% sản lượng thịt lợn

Theo khuyến cáo của Tổ chức Thú y thế giới OIE và Nông lương Liên hợp quốc FAO hiện nay trên thế giới dịch tả lợn châu Phi (ASF) chưa có vắc xin, chưa có thuốc và phác đồ điều trị nên toàn bộ việc phòng chống dịch phải dựa vào chăn nuôi an toàn sinh học.

Kinh nghiệm bùng phát dịch tả lợn châu Phi tại Việt Nam đến thời điểm hiện nay cho thấy, đa phần dịch xảy ra tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, nông hộ, từ đó cho thấy an toàn sinh học và vệ sinh thú y đối với chăn nuôi nhỏ lẻ tại Việt Nam hiện còn rất thấp.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, chăn nuôi nông hộ đã và đang vẫn đóng một vài trò lịch sử nhất định với ngành chăn nuôi Việt Nam, chưa thể bỏ ngay trong ngày một ngày hai được nên trong Luật Chăn nuôi đã được Quốc hội thông qua, dự kiến chính thức có hiệu lực đầu năm 2020 đã quy định rất rõ các điều kiện, quy định về thú y, an toàn thực phẩm đối với chăn nuôi nông hộ, nhỏ lẻ.

Do đó, trên cơ sở Luật Chăn nuôi, các tài liệu khuyến cáo của OIE và FAO, đặc biệt là kinh nghiệm phòng chống dịch tả lợn châu Phi của các Bộ, ban, ngành, địa phương từ đầu năm đến nay, Bộ NN-PTNT sẽ giao Cục Thú y và Cục Chăn nuôi sớm xây dựng những mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh đối với nhóm chăn nuôi nông hộ, chăn nuôi nhỏ lẻ trên tinh thần “sống chung với dịch” trong lúc chờ nghiên cứu sản xuất thương mại thành công vắc xin dịch tả lợn châu Phi.

Trên tinh thần “sống chung với dịch” trong lúc chờ nghiên cứu sản xuất thương mại thành công vắc xin dịch tả lợn châu Phi, Bộ NN-PTNT sẽ giao Cục Thú y và Cục Chăn nuôi sớm xây dựng những mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh đối với nhóm chăn nuôi nông hộ
Theo báo cáo của Cục Thú y, tính đến thời điểm hiện tại, dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại 23 tỉnh, thành phố, tổng số lợn mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh đã tiêu hủy là 73.000 con. Hiện tại, có 3 ổ dịch tả lợn Châu Phi đã qua 30 ngày chưa phát sinh ổ dịch mới (xã Đức Hợp, Kim Động, Hưng Yên; Phường Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội; Xã Đại Đồng, Tứ Kỳ, Hải Dương), đủ điều kiện để công bố hết dịch.

 

Xem thêm
Hơn 2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh

QUẢNG NINH Giai đoạn chuyển mùa khiến dịch bệnh trên thủy sản nguy cơ bùng phát mạnh, Quảng Ninh vừa ghi nhận 2,2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh.

Lúa mất mùa, mất giá, nông dân kém vui

GIA LAI Nông dân Gia Lai đang vào vụ thu hoạch lúa đông xuân. Vụ này không chỉ năng suất lúa thấp mà giá lúa cũng giảm, nông dân kém vui.

Bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng'

Để nông sản có chỗ đứng, giám đốc hợp tác xã phải chịu khó tìm kiếm thị trường, thậm chí bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng' giúp nông dân.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

169 hạt sen bay lên vũ trụ: Khoa học và niềm tự hào dân tộc

Phi hành gia Amanda Nguyễn mang 169 hạt sen của Việt Nam bay vào không gian là khởi đầu mới trong nghiên cứu khoa học và thể hiện niềm tự hào dân tộc.

Tổ đoàn kết nhân đôi sức mạnh ngư dân, làm 'tai mắt' trên biển

ĐÀ NẴNG Đà Nẵng có gần 100 tổ đoàn kết với 700 tàu cá cùng hỗ trợ nhau vươn khơi bám biển, khai thác thủy sản bền vững và chấp hành quy định chống khai thác IUU.

Cháy rừng từ Hòa Bình lan sang Hà Nam

HÀ NAM Lực lượng chức năng đang khẩn trương ngăn chặn đám cháy từ tỉnh Hoà Bình lan sang khu rừng ở phường Ba Sao, thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.