| Hotline: 0983.970.780

Sản xuất hạt lai ngô nếp TBM18, hiệu quả kinh tế gấp 4 - 5 lần

Thứ Ba 11/04/2023 , 08:40 (GMT+7)

QUẢNG NAM So với các cây trồng cạn truyền thống, mô hình sản xuất hạt lai F1 giống ngô nếp TBM18 tại Đại Lộc (Quảng Nam) cho hiệu quả kinh tế cao gấp 4 - 5 lần.

Vụ đông xuân năm 2022 – 2023, Công ty TNHH ThaiBinh Seed – Miền Trung – Tây Nguyên (Tập đoàn ThaiBinh Seed) phối hợp với Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Đại Thắng và HTX Nông nghiệp Đại Cường (huyện Đại Lộc, Quảng Nam) triển khai liên kết sản xuất hạt lai F1 giống ngô nếp TBM18.

Đây là giống ngô ngắn ngày, vừa cho năng suất cao, chất lượng rất thơm ngon. Tại Quảng Nam nói chung và khu vực miền Trung nói riêng, TBM18 là giống ngô nếp vẫn còn tương đối mới. Tuy nhiên, ở những địa phương phía Bắc, giống ngô này đã được nhiều vùng lựa chọn để canh tác và cho hiệu quả kinh tế rất cao. Có những nơi với 1ha sau 65 ngày ở vụ đông đã mang lại cho người dân mức lãi lên đến 100 triệu đồng.

Empty

Hiệu quả kinh tế mang lại từ mô hình liên kết sản xuất hạt lai F1 giống ngô nếp TBM18 cao gấp 4 đến 5 lần so với các loại cây trồng cạn truyền thống ở huyện Đại Lộc (Quảng Nam). Ảnh: Lê Khánh.

Do đó, mục tiêu của mô hình liên kết sản xuất hạt lai F1 giống ngô nếp TBM18 tại Quảng Nam nhằm đánh giá kết quả, khả năng cho năng suất, thời gian sinh trưởng, tính chống chịu sâu bệnh, tính thích nghi của giống trên địa bàn các xã Đại Thắng, Đại Cường. Từ đó định hướng việc mở rộng quy mô sản xuất trên địa bàn các xã này nói riêng và toàn tỉnh Quảng Nam nói chung, hướng tới chuyển đổi cơ cấu cây trồng và nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.

Ông Lê Văn Bảy (trú xã Đại Cường, huyện Đại Lộc) cho biết, tại địa phương, những cây trồng cạn thường được người dân sử dụng là lạc, đậu cô ve hoặc bắp làm thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên, những năm gần đây, hiệu quả kinh tế từ các loại cây này rất thấp do thời tiết, sâu bệnh phá hoại. Năm nào được mùa, cao nhất mỗi sào (500m2) nông dân cũng chỉ lãi được khoảng 1,5 triệu đồng, có năm còn thua lỗ.

“Năm nay, tôi tham gia mô hình liên kết sản xuất hạt lai F1 giống ngô nếp TBM18 với diện tích 10 sào. Dù đây là lần đầu tiên sản xuất hạt lai giống ngô này nhưng tôi thấy rất thích hợp với điều kiện sản xuất ở địa phương. Giống đạt năng suất, đầu ra được công ty bao tiêu nên rất ổn định.

Vừa rồi, trên diện tích 10 sào, tôi thu được 2,1 tấn. Với giá công ty thu mua 32.000 đồng/kg, tính ra mức lãi từ mô hình cao gấp 4 lần các loại cây khác. Vậy nên, trong vụ tới, nếu được tiếp tục hỗ trợ, tôi sẽ mở rộng diện tích canh tác lên gấp đôi vụ này”, ông Bảy chia sẻ.

Còn tại xã Đại Thắng (huyện Đại Lộc), gia đình ông Huỳnh Thanh Lãm cũng tham gia mô hình với diện tích 2,5 sào. Theo ông Lãm, năm nay tình hình thời tiết khá bất lợi, đã tạo điều kiện cho các loại sâu bệnh hại phát triển. Tuy nhiên, nhờ áp dụng đúng các biện pháp kỹ thuật và phòng trừ sâu bệnh mà đội ngũ kỹ thuật của công ty hướng dẫn nên ruộng ngô nhà ông vẫn không bị ảnh hưởng nhiều, phát triển tốt, đạt năng suất rất cao.

Empty

Ông Trần Mạnh Báo, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed thăm mô hình sản xuất hạt lai F1 giống ngô nếp TBM18 tại xã Đại Thắng, huyện Đại Lộc (Quảng Nam). Ảnh: Lê Khánh.

“Vừa rồi thu hoạch, năng suất hạt lai F1 giống ngô TMM18 của nhà tôi đạt đến trên 300kg/sào, thu về 26 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, cầm chắc lãi 9 triệu đồng/sào. Đây là mức lãi cao gấp gần 5 lần so với các loại cây trồng khác mà nhà tôi vẫn thường trồng trước đây. Nhìn chung năm nay bà con chúng tôi rất phấn khởi vì tham gia mô hình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao như vậy”, ông Lãm chia sẻ.

Theo HTX Nông nghiệp Đại Thắng, qua theo dõi quá trình sinh trưởng, phát triển của giống ngô TBM18 tại địa phương, đây là giống có thời gian sinh trưởng ngắn, vụ đông xuân từ 105 đến 110 ngày. Giống có chiều cao cây trung bình, cứng cây, chống đỗ ngã tốt. Năng suất trung bình đạt 200kg/sào, có những diện tích lên đến trên 300kg/sào.

Với những kết quả đã đạt được, trong vụ đông xuân 2023 – 2024, HTX mong muốn Công ty TNHH ThaiBinh Seed - Miền Trung - Tây Nguyên tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô sản xuất trên địa bàn xã; ban dân chính các thôn chủ động quy hoạch vùng sản xuất. Đồng thời, các ngành, mặt trận đoàn thể tuyên truyền vận động nông dân tham gia để nâng cao thu nhập cho người dân.

Ông Triệu Tấn Phú, Giám đốc Công ty TNHH ThaiBinh Seed - Miền Trung - Tây Nguyên cho biết: “Vụ đông xuân năm nay, đơn vị phối hợp với HTX Nông nghiệp Đại Thắng và HTX Nông nghiệp Đại Cường triển khai mô hình liên kết sản xuất hạt lai F1 giống ngô nếp TBM18 trên diện tích 8ha với 85 hộ dân tham gia.

Kết quả thực hiện cho thấy, giống phát triển tốt, đạt năng suất và được bà con nông dân cũng như ngành chức năng đánh giá cao. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình, trước mắt là tại các địa phương của huyện Đại Lộc. Đồng thời, đưa thêm một số giống ngô mới cũng như chuyển giao kỹ thuật cho bà con canh tác, từ đó gia tăng hiệu quả kinh tế”.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hợp tác nhiều bên phòng chống hiệu quả bệnh dại

5 năm qua, sự hợp tác giữa địa phương, tổ chức chuyên môn, doanh nghiệp, chủ nuôi, cộng đồng… đã tạo nên thành công trong phòng chống bệnh dại ở Đức Huệ, Long An.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.