| Hotline: 0983.970.780

Saicoba 800EC trừ cỏ cho đậu phộng và bắp

Thứ Năm 19/01/2017 , 08:44 (GMT+7)

Đối với cây đậu phộng hoặc cây bắp (ngô), diệt cỏ ở giai đoạn đầu khi hạt cỏ mới nứt nanh, nhú mầm hoặc mới ra lá có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần đảm bảo cho cây trồng khỏe mạnh cho năng suất cao về sau.

Để phòng trừ cỏ, ngoài việc cày bừa chôn vùi hạt cỏ, thu nhặt các thân và gốc cỏ còn sót sau khi làm đất đem đốt, không để cỏ tạo hạt trong ruộng sản xuất… việc dùng thuốc hóa học vẫn là biện pháp tối ưu vì khả năng diệt cỏ triệt để, giảm được công lao động và tranh thủ được thời gian hơn so với làm thủ công.

Chúng tôi xin giới thiệu đến quý bà con đặc điểm kỹ thuật và cách sử dụng thuốc Saicoba 800EC. Đây là sản phẩm của Công ty CP Bảo vệ thực vật Sài Gòn nghiên cứu sản xuất và phân phối tại thị trường Việt Nam và Campuchia.


 

Điểm nổi bật và cách sử dụng Saicoba 800EC:

- Thuốc dạng nhũ dầu, chứa 800gr chất diệt cỏ Acetochlor, trừ được nhiều loại cỏ như cỏ chỉ, mần trầu, bông tua, đuôi phụng, lồng vực, cỏ cú ,cỏ lác, dền gai, rau dệu, vòi voi, mắc cỡ…

- Thuốc có tính nội hấp, xâm nhập chủ yếu vào rễ và mầm cỏ, tác động ở giai đoạn tiền nẩy mầm khi hạt cỏ sắp mọc và đang mọc.

- Thuốc có chất an toàn giúp bảo vệ cho hạt giống mọc mầm tốt.

- Liều sử dụng: Cho cây đậu phộng và cây bắp (ngô) là 1 lít/ha. Tức pha 40 - 50ml/bình 16 lít nước, phun 2 - 2,5 bình cho 1.000m2. Phun thuốc ướt đều lên mặt đất ngay sau khi làm đất lần cuối hoặc sau khi gieo hạt từ 0 - 3 ngày.

- Ở nước ta hoạt chất Acetochlor còn được đăng ký sử dụng cho các cây trồng khác như mía, khoai mì, đậu tương, bông vải…

Lưu ý khi sử dụng:

- Để cỏ chết nhanh, đất ruộng phải đủ ẩm, nếu đất quá khô cần làm cho đất ẩm trước khi phun.

- Tránh để ruộng đã phun thuốc bị đọng nước sau cơn mưa và không sử dụng cho ruộng đang trồng rau cải, đậu xanh và các cây trồng khác mẫn cảm với thuốc.

- Trước khi phun, bà con cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất có ghi trên bao bì sản phẩm.

Xem thêm
Nuôi cầy hương nếu chủ quan rất dễ trắng tay

Việc chăm sóc cầy hương không khó, nhưng nếu người nuôi không có niềm say mê, kiến thức, thậm chí chỉ cần lơ là, chủ quan là rất dễ trắng tay.

Hơn 50.000 người dân Bắc Ninh tham gia tổng vệ sinh môi trường

BẮC NINH Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Bắc Ninh triển khai thành công tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường đợt 1/2025 trên địa bàn toàn tỉnh.

Tây Nguyên xanh lên nhờ phụ nữ làm nông bền vững

Nhờ chương trình hỗ trợ, những phụ nữ ở Tây Nguyên đang truyền cảm hứng bằng mô hình nông nghiệp hiệu quả và thân thiện với môi trường.

Sống chung với khô hạn: [Bài cuối] Liên thông hồ chứa, chuyển nước các lưu vực

Dù nguy cơ thiếu nước sản xuất luôn thường trực, song với kế hoạch tưới chi tiết từng mùa vụ cũng như điều tiết khoa học, Ninh Thuận vẫn đảm bảo nước tưới.

‘Cha đẻ’ của những giống cà phê chủ lực

Trải qua hơn 40 năm nghiên cứu, WASI đã chọn tạo ra nhiều giống cà phê chủ lực phục vụ trồng và tái canh cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên.

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường vùng nuôi trồng thủy sản: [Bài cuối] Chìa khóa để phát triển bền vững

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường là yếu tố then chốt để nuôi biển phát triển bền vững trong bối cảnh ngành thủy sản nước ta đang chuyển mình mạnh mẽ.

Người dân tự nguyện bàn giao 2 cá thể gấu về với thiên nhiên

YÊN BÁI 'Khi được tuyên truyền, vận động, tôi nhận thấy cần trả lại chúng về với thiên nhiên', ông Đỗ Văn Vượng, người nuôi gấu hợp pháp tại Yên Bái chia sẻ.