Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp

Thứ Tư, 7/5/2025 18:57 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Rừng bần ngập mặn che chở làng quê

Thứ Sáu 28/02/2025 , 07:48 (GMT+7)

Quảng Bình Rừng bần ngập mặn đã gắn liền với đời sống bà con vùng cồn bãi sông Gianh, làm nhiêm vụ che chở người dân qua những mùa mưa bão, chống xâm nhập mặn.

Mấy năm qua, dự án Hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển tỉnh Quảng Bình (dự án FMCR tỉnh Quảng Bình), đã hỗ trợ các xã vùng ngập mặn ven sông Gianh (thị xã Ba Đồn), trồng mới, chăm sóc và phục hồi rừng bần để tăng hiệu quả về ổn định môi trường và phòng chống thiên tai…

Dự án đã đầu tư bảo vệ, phối hợp trồng mới rừng ngập mặn (chủ yếu là cây bần), tại phường Quảng Thuận trồng mới gần 3ha; phường Quảng Phong, xã Quảng Lộc, xã Quảng Hải…với tổng diện tích gần 4ha. Đặc biệt, xã Quảng Văn đã thực hiện bảo vệ và trồng mới 10ha rừng ngập mặn. Hiện tỷ lệ cây sống bình quân tại các xã nói trên cơ bản đạt từ 75 - 85%.

Rừng bần ngập mặn ven sông Gianh (thị xã Ba Đồn) được phục hồi và mở rộng. Ảnh: T. Phùng.

Rừng bần ngập mặn ven sông Gianh (thị xã Ba Đồn) được phục hồi và mở rộng. Ảnh: T. Phùng.

Theo ông Trần Chí Phương, Phó Giám đốc dự án FMCR tỉnh Quảng Bình, có thể khẳng định những cánh rừng ngập mặn xanh mướt chạy dọc hai bên bờ sông Gianh đang phát huy hiệu quả trong việc bảo vệ đê điều, ruộng đồng, ao hồ, góp phần giúp người dân an tâm ổn định cuộc sống.

“Rừng ngập mặn dọc bờ sông Gianh còn góp phần tạo ra hệ sinh thái đa dạng, không khí trong lành, môi trường sống lý tưởng mà còn cho thủy hải sản, chim muông trở lại. Ngoài lợi ích tạo không khí trong lành, rừng bần còn có tác dụng lớn trong việc chắn sóng, ngăn mặn, giữ ngọt, chống lại triều cường, sạt lở đất, đê điều ven sông”, ông Phương nói thêm.

Cây bần chua trên bãi bồi ngập mặn ven sông Gianh được người dân quan tâm chăm sóc nên tỷ lệ cây sống cao và cây phát triển tốt. Ông Trần Đình Quảng (xã Quảng Văn), cũng là người hay lội ra rừng để chăm sóc, bảo vệ cho hay, rừng bần đã phù hợp với chất đất bùn tốt nên độ phát triển nhanh và đã đưa lại môi trường sinh thái với nhiều tôm, cá, cua… sinh sôi. Có thêm nhiều diện tích này làm bà con rất yên tâm trước mùa mưa bão, hay triều cường ngập mặn”, ông Quảng nói.

Cũng theo ông Quảng, mỗi khi thủy triều rút xuống, trong lớp rễ cây bần đan xen vào nhau có nhiều loài sinh vật phù du, các loại cá, còng... Đó cũng là lý do mà các loại chim kéo về ngày một nhiều hơn để tìm kiếm nguồn thức ăn dồi dào mà rừng bần tạo ra.

Đoạn rừng bần ở ven sông Gianh tại địa phận xã Quảng Hải cũng đang phát triển xanh tốt. Ông Nguyễn Văn Sinh ở xã Quảng Hải có nghề chài lưới khai thác thủy sản ở đây nói rằng từ khi rừng bần được trồng mở rộng thêm thì thấy nhiều loại chim  về trú ngụ, kiếm ăn. Ông Sinh nói như kể: “Dưới nước thì thủy sản cũng nhiều hơn. Có những loại như cá bò, tôm càng,  cáy… vài năm trước không thấy có nay đã xuất hiện trở lại. Hàng ngày, bà con chài lưới cũng được nhiều lên so với trước đây nên cũng có đồng ra, đồng vào”.

Người dân tham gia bảo vệ rừng bần như bảo vệ chính cuộc sống của mình. Ảnh: T. Phùng.

Người dân tham gia bảo vệ rừng bần như bảo vệ chính cuộc sống của mình. Ảnh: T. Phùng.

Cũng theo nhiều bà con các địa phương có rừng bần đến mùa bần đơm quả vào sau tháng 9, nhiều người chịu khó đi tìm hái quả già mang ra chợ bán cho khách hàng mua về nấu canh chua, cũng đủ tiền đong gạo ăn hàng ngày. Trái bần xanh nấu canh chua với tôm, cá sông Gianh là thứ đặc sản vùng quê ai thưởng thức một lần khó có thể quên vị ngọt, ngon, chua thanh này.

Có thể thấy, việc phục hồi, phát triển, quản lý hiệu quả và tạo lợi ích bền vững rừng bần ngập mặn chính là tạo điều kiện cho phát triển kinh tế, bảo vệ các tài nguyên hiện có. Trò chuyện với chúng tôi, ông Trần Văn Trọng, Chủ tịch UBND xã Quảng Văn cho hay, rừng bần ngập mặn còn tăng cường tính chống chịu và thích ứng trước những bất lợi đến từ thiên nhiên. Đây cũng là nguồn sinh kế bền vững có vai trò quan trọng đối với cộng đồng và người dân địa phương.

“Chính vì vậy mà chính quyền chúng tôi luôn tuyên truyền, vận động bà con góp sức bảo vệ và phát triển hệ sinh thái của rừng bần. Dự tính trong tương lai, hệ sinh thái rừng bần ven sông Gianh cũng có thể trở thành điểm du lịch rừng ngập mặn thu hút du khách đến tham quan”, ông Trọng nói thêm.

Xem thêm
Nuôi cầy hương nếu chủ quan rất dễ trắng tay

Việc chăm sóc cầy hương không khó, nhưng nếu người nuôi không có niềm say mê, kiến thức, thậm chí chỉ cần lơ là, chủ quan là rất dễ trắng tay.

Hơn 50.000 người dân Bắc Ninh tham gia tổng vệ sinh môi trường

BẮC NINH Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Bắc Ninh triển khai thành công tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường đợt 1/2025 trên địa bàn toàn tỉnh.

Hành trình từ đất dốc đến những mùa quả ngọt: [Bài 2] 'Cây đổi đời' của người Mai Sơn

SƠN LA Diện tích và sản lượng cây na trên đất Mai Sơn đã tăng gần gấp đôi sau 6 năm, từ hơn 400ha nay đã gần 800ha.

Tây Nguyên xanh lên nhờ phụ nữ làm nông bền vững

Nhờ chương trình hỗ trợ, những phụ nữ ở Tây Nguyên đang truyền cảm hứng bằng mô hình nông nghiệp hiệu quả và thân thiện với môi trường.

Sống chung với khô hạn: [Bài cuối] Liên thông hồ chứa, chuyển nước các lưu vực

Dù nguy cơ thiếu nước sản xuất luôn thường trực, song với kế hoạch tưới chi tiết từng mùa vụ cũng như điều tiết khoa học, Ninh Thuận vẫn đảm bảo nước tưới.

‘Cha đẻ’ của những giống cà phê chủ lực

Trải qua hơn 40 năm nghiên cứu, WASI đã chọn tạo ra nhiều giống cà phê chủ lực phục vụ trồng và tái canh cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên.

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường vùng nuôi trồng thủy sản: [Bài cuối] Chìa khóa để phát triển bền vững

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường là yếu tố then chốt để nuôi biển phát triển bền vững trong bối cảnh ngành thủy sản nước ta đang chuyển mình mạnh mẽ.