Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp

Thứ Tư, 7/5/2025 19:28 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Quyết liệt ứng phó hạn, mặn

Thứ Năm 20/02/2020 , 09:43 (GMT+7)

Năm nay tại Tiền Giang, hạn mặn đến sớm, diễn diến phức tạp hơn nhiều năm trước, đe dọa hoạt động sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của người dân.

Gò Công Tây huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc ứng phó hạn, mặn.

Gò Công Tây huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc ứng phó hạn, mặn.

Theo đánh giá của các ngành chức năng, tình hình hạn, mặn năm nay gay gắt hơn so với đợt hạn, mặn lịch sử vào cuối năm 2015 đầu năm 2016.

Như những năm trước, vùng ngọt hóa Gò Công (Tiền Giang) luôn được quan tâm mỗi khi mùa hạn, mặn đến. Bước vào giai đoạn cao điểm năm nay, cống Xuân Hòa, công trình được xem là “cứu cánh” của vùng ngọt hóa Gò Công cũng đã đóng lại, những ngày qua không thể lấy được nước ngọt. Việc này đã làm mực nước tại các kinh trục, kinh nội đồng các huyện, thị phía Đông cạn kiệt dù tỉnh và các huyện đã chủ động tổ chức hàng trăm điểm bơm chuyền.

Hiện kinh Vàm Giồng, Tham Thu đã cạn kiệt nguồn nước nên không thể bơm chuyền vào các kinh sườn, do đó, trên 3.000 ha lúa Đông Xuân tại các xã Bình Phú, Thành Công, Đồng Thạnh… của huyện Gò Công Tây đang thiếu nước tưới.

Trước tình hình đó, Sở NN-PTNT tỉnh đã tăng cường cho huyện lắp đặt 6 thuyền bơm trên kinh 14 (đoạn cống Rạch Lớn, xã Long Vĩnh) và 5 thuyền bơm tại cống N8 để tiến hành bơm lấy nước từ kinh 14 qua kinh Vàm Giồng, sau đó tiếp tục bơm chuyền qua kinh N8 để phục vụ sản lúa khu vực phía Bắc Quốc lộ 50.

Bên cạnh đó, để đảm bảo vận hành ổn định hệ thống thuyền bơm tại cống Rạch Lớn, ngành điện lực đã thực hiện công trình nâng cấp lưới điện 1 pha lên 3 pha đoạn từ cầu kinh 14 đến cống Rạch Lá.

Bơm nước cứu lúa.

Bơm nước cứu lúa.

Qua kiểm tra đồng ruộng tại vùng ngọt hóa Gò Công, huyện Gò Công Tây có hơn 6.000 ha lúa trong giai đoạn đòng trổ. Tuy nhiên, qua khảo sát các tuyến kinh trục chính, mương nội đồng hiện nay bị cạn kiệt. Do tâm lý sợ thiếu nước nên nhiều người dân đã bơm chuyển từ các kênh, mương lên ruộng lúa để trữ nước. Đây là một trong những yếu tố khiến mực nước trên các kinh trục chính xuống thấp rất nhanh, nguy cơ xì phèn, mặn cao.

Để đảm bảo đủ nước tưới cho trà lúa Đông Xuân đang ở giai đoạn làm đòng, đòng trổ, Chủ tịch UBND huyện Gò Công Tây yêu cầu các xã, thị trấn tiếp tục đẩy mạnh công tác truyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức về công tác phòng, chống hạn, mặn với phương châm sử dụng nước tiết kiệm, không để lãng phí nước và không bơm nước lên ruộng trữ khi cây lúa đã hết nhu cầu sử dụng nước.

Cụ thể, đối với các xã phía Nam Quốc lộ 50 lúa đang trổ đều đến chín sáp, cơ bản an toàn không nên bơm nước trữ. Riêng đối với 6 xã, gồm: Đồng Thạnh, Bình Phú, Thành Công, Đồng Sơn, Thạnh Trị, Bình Nhì nằm phía Bắc Quốc lộ 50 có nguy cơ thiếu nước cao với diện gần 3.000 ha (481 ha xuống giống sau ngày 15/12/2019 và 1.888 ha sử dụng giống dài ngày VD20) do nước trên các kinh trục chính đã cạn.

Do đó,  UBND huyện phối hợp với các sở, ngành tỉnh khẩn trương hoàn thành trạm bơm từ kinh 14 sang kinh Vàm Giồng, kênh N8 để bơm nước tưới cho diện tích lúa nói trên. Ngoài ra, Sở NN-PTNT, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Tiền Giang, Công ty Điện lực Tiền Giang phối hợp chặt chẽ với các địa phương khẩn trương triển khai và xử lý nhanh các vấn đề liên quan phát sinh đến công tác phòng, chống hạn, mặn trong vùng ngọt hóa Gò Công.

Trước tình hình căng thẳng của hạn, mặn năm nay, Gò Công Tây đang quyết tâm triển khai nhiều giải pháp bảo vệ các vùng sản xuất nông nghiệp và nguồn nước sinh hoạt của người dân không bị nhiễm mặn, đồng thời xây dựng phương án, kịch bản để ứng phó với tình hình hạn, mặn trong những năm tiếp theo.

  • Tags:
Xem thêm
Nuôi cầy hương nếu chủ quan rất dễ trắng tay

Việc chăm sóc cầy hương không khó, nhưng nếu người nuôi không có niềm say mê, kiến thức, thậm chí chỉ cần lơ là, chủ quan là rất dễ trắng tay.

Hơn 50.000 người dân Bắc Ninh tham gia tổng vệ sinh môi trường

BẮC NINH Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Bắc Ninh triển khai thành công tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường đợt 1/2025 trên địa bàn toàn tỉnh.

Tây Nguyên xanh lên nhờ phụ nữ làm nông bền vững

Nhờ chương trình hỗ trợ, những phụ nữ ở Tây Nguyên đang truyền cảm hứng bằng mô hình nông nghiệp hiệu quả và thân thiện với môi trường.

Sống chung với khô hạn: [Bài cuối] Liên thông hồ chứa, chuyển nước các lưu vực

Dù nguy cơ thiếu nước sản xuất luôn thường trực, song với kế hoạch tưới chi tiết từng mùa vụ cũng như điều tiết khoa học, Ninh Thuận vẫn đảm bảo nước tưới.

‘Cha đẻ’ của những giống cà phê chủ lực

Trải qua hơn 40 năm nghiên cứu, WASI đã chọn tạo ra nhiều giống cà phê chủ lực phục vụ trồng và tái canh cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên.

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường vùng nuôi trồng thủy sản: [Bài cuối] Chìa khóa để phát triển bền vững

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường là yếu tố then chốt để nuôi biển phát triển bền vững trong bối cảnh ngành thủy sản nước ta đang chuyển mình mạnh mẽ.

Người dân tự nguyện bàn giao 2 cá thể gấu về với thiên nhiên

YÊN BÁI 'Khi được tuyên truyền, vận động, tôi nhận thấy cần trả lại chúng về với thiên nhiên', ông Đỗ Văn Vượng, người nuôi gấu hợp pháp tại Yên Bái chia sẻ.