| Hotline: 0983.970.780

Quảng Ninh thả con giống, tái tạo nguồn lợi thủy sản

Thứ Năm 01/04/2021 , 16:33 (GMT+7)

Ngày 1/4, nhân kỷ niệm 62 năm ngày truyền thống ngành thủy sản Việt Nam, Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh tổ chức “Lễ thả giống thủy sản”.

Theo đó, hàng năm cứ vào dịp 1/4, các thế hệ ngư dân cùng cán bộ quản lý ngành thuỷ sản cùng nhau thả con giống, tái tạo nguồn lợi thủy sản. Công việc này còn góp phần phát triển ngành thủy sản trở thành một ngành kinh tế sản xuất hàng hóa lớn, hội nhập sâu rộng, đóng góp quan trọng trong nền kinh quốc dân, bảo đảm an ninh lương thực, thực phẩm quốc gia, góp phần xóa đói giảm.

Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở NN-PTNT thả giống, tái tạo nguồn lợi thủy sản. Ảnh: Anh Thắng.

Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở NN-PTNT thả giống, tái tạo nguồn lợi thủy sản. Ảnh: Anh Thắng.

Trong dịp này, tỉnh Quảng Ninh đã thả hơn 2,1 triệu giống thủy sản các loại gồm: Tôm sú, cá song, vược, hồng mỹ... xuống vùng biển Vịnh Hạ Long. 

Ông Bùi Văn Khắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho hay: Để tiếp tục khai thác lợi thế kinh tế thủy sản gắn với mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an ninh - quốc phòng, biên giới biển đảo, ngành nông nghiệp tỉnh cần tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, ngăn chặn các nghề cấm, nghề huỷ diệt nguồn lợi tự nhiên.

Còn theo ông Nguyễn Văn Công, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh khẳng định: Cùng các địa phương, ngành nông nghiệp trong tỉnh Quảng Ninh sẽ tăng cường quản lý, chống đánh bắt bất hợp pháp; phát triển các khu bảo tồn biển gắn với du lịch sinh thái; bảo vệ và tái tạo các hệ rạn san hô hiện đang phát triển tại vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, vùng biển Cô Tô - Đảo Trần; sản xuất giống để thả giống tái tạo nguồn lợi.

Sự kiện còn có sự góp mặt của các em học sinh trên địa bàn TP Hạ Long (Quảng Ninh) nhằm truyền đạt truyền thống tái tạo nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Anh Thắng.

Sự kiện còn có sự góp mặt của các em học sinh trên địa bàn TP Hạ Long (Quảng Ninh) nhằm truyền đạt truyền thống tái tạo nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Anh Thắng.

"Mặt khác thu hút các nhà đầu tư phát triển các nhà máy chế biến thủy sản mới theo hướng hiện đại, chế biến sâu; đẩy mạnh phát triển các cơ sở chế biến tiêu thụ nội địa, gắn với chương trình OCOP của tỉnh. Đồng thời, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu nuôi trồng theo hướng giảm diện tích nuôi trồng thủy sản nội địa, mở rộng diện tích nuôi trên biển phù hợp với quy hoạch không gian biển, quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ, quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản" ông Công cho biết thêm.

Trong thời gian tới, tỉnh Quảng Ninh sẽ  xây dựng hệ thống cơ sở hậu cần nghề cá đồng bộ, hiện đại gắn với công nghiệp phụ trợ và liên kết chặt chẽ với các vùng nuôi trồng tập trung, vùng đánh bắt trọng điểm của tỉnh, qua đó góp phần đảm bảo kịch bản tăng trưởng trong năm 2021 của toàn ngành nông nghiệp đạt 3,5%.

Năm 2020 vừa qua, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, song tốc độ tăng trưởng GRDP toàn ngành nông nghiệp của tỉnh vẫn tăng 4,1%. Giá trị sản xuất thủy sản đạt gần 14.000 tỷ đồng, chiếm 55% giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp. Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản và bảo vệ nguồn lợi tự nhiên được ngành quan tâm triển khai hiệu quả, quyết liệt.

Xem thêm
Chăn nuôi lợn tuần hoàn, công nghệ cao để an toàn, bền vững

HẢI PHÒNG Mô hình chăn nuôi tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao là một điển hình thành công mà còn mở ra hướng đi bền vững, tất yếu cho người chăn nuôi tại Hải Phòng.

Lợn chết như ngả rạ, nhiều hộ chăn nuôi điêu đứng

LÀO CAI Tại xã Quy Mông hàng chục hộ dân đang rơi vào cảnh điêu đứng khi dịch tả lợn Châu Phi bùng phát. Lợn bệnh, lợn chết la liệt, nhiều trang trại đã trống chuồng.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Cần hoàn thiện thông tin về nông hộ để ngành cà phê đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Cần Thơ trồng 5 ha rừng ngập mặn trên đất bãi bồi ven biển

Trồng và bảo vệ rừng hiện không còn là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và môi trường mà trở thành trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất