| Hotline: 0983.970.780

Quảng Ninh: Nan giải tái đàn sau bão dịch

Thứ Hai 08/06/2020 , 17:41 (GMT+7)

Cùng với nhiều địa phương trong cả nước, tỉnh Quảng Ninh đang lên phương án tái đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP).

Người chăn nuôi thiệt hại lớn

Sau nhiều tháng không xuất hiện DTLCP, các hộ chăn nuôi lợn tại TX Quảng Yên đang gấp rút chuẩn bị vốn, tập trung của cải để tái đàn. Tuy nhiên việc tái đàn không đúng theo kế hoạch do chi phí để đầu tư giống lợn quá lớn.

Lý giải về đều này, ông Vũ Anh Tuấn, cán bộ Phòng Kinh tế TX Quảng Yên cho biết :Do ảnh hưởng của DTLCP, nên số lượng lợn bị tiêu hủy tại địa phương lên đến 80%. Hiện, số ít các hộ dân giữ được lợn giống không nhiễm bệnh đang bắt đầu tiến hành tái đàn. Mặc dù chính quyền đã có những phương án cụ thể nhằm giúp đỡ, đồng hành cùng người dân trong việc tái đàn, tuy nhiên số lượng lợn giống tại địa phương không có nhiều để bán lại cho các hộ dân khác. Một phần tâm lý muốn theo dõi dịch bệnh, giá lợn trên thị trường thêm một thời gian trước khi tái đầu tư nên quá trình tái đàn bình quân trên địa bàn TX Quảng Yên chỉ vào khoảng 20%.

Cũng như nhiều gia đình tại đây, gia đình anh Nguyễn Minh Tuấn, khu Lâm Sinh 1, phường Minh Thành (TX Quảng Yên) trước đây nuôi đến cả trăm con lợn thương phẩm, tuy nhiên qua quá trình “chọn lọc khắc nghiệt” của dịch bệnh, tổng đàn lợn trong gia đình chỉ giữ được chưa đến 10 con, nghĩa là 90% số lợn buộc phải tiêu hủy. Nhờ vào các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt từ định hướng của chính quyền anh Tuấn mới giữ được ít lợn nái.

“Chúng tôi đang rất lo lắng trước tình hình dịch bệnh nên không thể tái đầu tư theo kiểu tất tay, bởi hiện giờ giá lợn giống quá đắt, thậm chí không có lợn giống để mua. Thêm vào đó, nếu tìm mọi cách mua lợn giống thì sợ giống lợn không đảm bảo. Ngoài ra, các chi phí bao gồm thức ăn, chăn nuôi, phụ phẩm… nếu cứ đầu tư tất tay e rằng không có lãi, nếu sau một thời gian giá lợn bình ổn trở lại”. Anh Tuấn nói.

Công tác tái đàn ở một trong 2 địa phương được đánh giá cao tại Quảng Ninh là Quảng Yên mới chỉ đạt khoảng 20%. Ảnh: Viết Cường.

Công tác tái đàn ở một trong 2 địa phương được đánh giá cao tại Quảng Ninh là Quảng Yên mới chỉ đạt khoảng 20%. Ảnh: Viết Cường.

Giá lợn giống cao, không còn cách nào khác các gia đình chăn nuôi lợn đành phải chuyển đổi nuôi gia cầm trên nền diện tích nuôi lợn để bù lỗ. Gọi là bù lỗ cho an ủi, nhưng 9/10 hộ tại phường Minh Thành đang rơi vào cảnh nợ nần. Nợ ngân hàng do mượn vốn đầu tư chăn nuôi lợn từ trước, rồi đến thu nợ của công ty vật tư chăn nuôi. Hàng tháng đến hạn trả lãi suất ngân hàng, Công ty vật tư cũng yêu cầu trả lại khoản vốn mà người chăn nuôi tạm ứng thức ăn. Khó cộng thêm khổ, việc tái đàn không thể diễn ra ngày một ngày hai. Chưa tính đến việc đền bù thiệt hại do tiêu hủy lợn chỉ như muối bỏ biển.

Từ giữa tháng 10 đến đầu tháng 11 năm 2019 giá thịt lợn hơi trên địa bàn thị xã Quảng Yên liên tục tăng cao, có thời điểm bán được 90.000 -100.000 đồng/kg lợn hơi. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, giá chững lại và có xu hướng giảm dần. Cụ thể, giá bán thịt lợn hơi từ 75.000 - 80.000 đồng/kg, nhưng giá lợn giống không giảm, lên đến 3 triệu đồng/1 con lợn sữa.

Chậm tiến độ tái đàn 

Theo số liệu thống kê của Phòng Kinh tế TX Quảng Yên: Hiện tại tổng đàn lợn trên địa bàn Quảng Yên ước đạt 34.000 con (trong đó lợn nái 1.200 con, lợn thịt khoảng 14.000 con, lợn con khoảng 18.800 con). Quá trình tái đàn được thực hiện theo hướng đưa chăn nuôi về ngưỡng ổn định, cung - cầu gặp nhau, trong đó việc đánh giá, thống kê chính xác số lượng lợn trên địa bàn các phường, xã là rất quan trọng, khuyến cáo người chăn nuôi không ồ ạt tái đàn, tránh tình trạng tạo nguồn cung quá lớn so với nhu cầu tiêu thụ trong chu kỳ xuất bán sắp tới.

Trước mắt, ngành nông nghiệp địa phương đang thống kê tổng đàn lợn để có số liệu chính xác, từ đó đưa ra chỉ đạo sát thực hơn trong việc tái đàn chăn nuôi lợn. Còn về lâu dài, phải đổi mới cách thức chăn nuôi theo hướng chăn nuôi tập trung an toàn sinh học, bảo đảm an toàn thực phẩm, quy hoạch vùng chăn nuôi, khu vực không được phép chăn nuôi theo điểm h, Khoản 1, Điều 8 của Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH, tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm nhằm đủ sức cạnh tranh. Với định hướng này, trong thời gia tới thị xã chỉ đạo như xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu cho các sản phẩm chăn nuôi.

Ông Vũ Tuấn Anh, cán bộ Phòng Kinh tế TX Quảng Yên cho biết thêm: Song song với với việc tái đàn lợn, chúng tôi cũng đang theo dõi, giám sát dịch bệnh, đặc biệt đối với bệnh DTLCP có nguy cơ tiếp tục phát sinh và lây lan, do vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn. Ngành chức năng cũng đã khuyến cáo các hộ chăn nuôi thường xuyên vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi, kiểm tra các ổ dịch tả lợn Châu Phi cũ, lấy mẫu giám sát định kỳ khu vực chăn nuôi tái đàn, tiêm phòng vắc xin đối với các bệnh Dịch tả lợn, tai xanh lợn, phó thương hàn lợn...

Anh Nguyễn Minh Tuấn, Khu Lâm Sinh 1, Phường Minh Thành (TX Quảng Yên) tuân thủ nghiêm ngặt định hướng của chính quyền trong việc tái đàn sau dịch. Ảnh: Viết Cường.

Anh Nguyễn Minh Tuấn, Khu Lâm Sinh 1, Phường Minh Thành (TX Quảng Yên) tuân thủ nghiêm ngặt định hướng của chính quyền trong việc tái đàn sau dịch. Ảnh: Viết Cường.

Với mục tiêu là không tái đàn lợn một cách ồ ạt, tái đàn lợn phải theo lộ trình, có sự kiểm soát về dịch bệnh. UBND tỉnh Quảng Ninh cũng đã có công văn yêu cầu ngành chức năng các địa phương lên kế hoạch, tổ chức hướng dẫn tái đàn, tăng đàn lợn đảm bảo an toàn sinh học.

Đồng thời, triển khai đồng bộ các biện pháp đẩy mạnh sản xuất các loại vật nuôi, phát huy lợi thế, nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh để giữ mức tăng trưởng và góp phần cân đối thị trường thực phẩm nhưng phải đảm bảo triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch bệnh, kiểm soát và xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để lây lan.

Vấn đề khó khăn nhất trong việc tái đàn sau DTLCP mà Quảng Ninh đang gặp phải là khan hiếm nguồn con giống, giá cao, chưa đảm bảo an toàn dịch bệnh. Do vậy, chăn nuôi nông hộ gặp nhiều khó khăn do không chủ động được nguồn giống và điều kiện cơ sở vật chất cho chăn nuôi. Thức ăn chăn nuôi và các loại thuốc thú y giá tăng cao hơn cùng kỳ năm trước đã góp phần tăng giá thành sản phẩm chăn nuôi.

Các địa phương trong tỉnh thực hiện tái đàn tạm thời được hỗ trợ theo khả năng cung ứng giống tại chỗ theo từng quý, năm để có kế hoạch đăng ký giống lợn với các công ty sản xuất giống lợn trong và ngoài tỉnh, tuân thủ nghiêm túc quy định về kiểm dịch, truy xuất nguồn gốc và xét nghiệm âm tính đối với bệnh DTLCP theo hướng dẫn của Bộ NN-PTNT về kiểm soát vận chuyển lợn để nuôi làm giống, nuôi thương phẩm trong và ngoài vùng có bệnh.

Cần xây dựng các chuỗi liên kết sản phẩm từ khâu sản xuất đến thị trường, trong đó các doanh nghiệp đóng vai trò làm trung tâm để liên kết với các tổ chức sản xuất như hợp tác xã, tổ hợp tác, hội, hiệp hội ngành hàng, gắn với xây dựng các thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, xây dựng mã định danh, truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Xem thêm
Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.