| Hotline: 0983.970.780

Quảng Bình: 59/59 xã, phường, thị trấn hết dịch tả lợn Châu Phi

Thứ Năm 02/04/2020 , 10:35 (GMT+7)

Theo quy định của Luật Thú y năm 2015 và các văn bản hướng dẫn của Bộ NN- PTNT, Quảng Bình công bố hết dịch tả lợn châu Phi.

Như vậy từ nay, việc vận chuyển lợn trên địa bàn tỉnh trở lại nhịp độ bình thường.

Như vậy từ nay, việc vận chuyển lợn trên địa bàn tỉnh trở lại nhịp độ bình thường.

Theo ông Trần Công Tám, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y Quảng Bình, tỉnh này phát hiện ổ dịch đầu tiên vào ngày 13/6/2019 tại 1 hộ chăn nuôi ở xã Xuân Hóa (huyện Minh Hóa), sau đó dịch đã lan rộng trên 59 xã, phường, thị trấn thuộc 8 huyện, thành phố, thị xã.

Tuy nhiên, lực lượng thú y tỉnh đã tăng cường phối hợp với các địa phương chủ động phòng ngừa và ngăn chặn dịch bùng phát lớn.

Đến ngày 14/01/2020, Quảng Bình chỉ còn lại 5 xã thuộc các huyện Quảng Trạch, Bố Trạch và Quảng Ninh còn dịch tả lợn Châu Phi.

Tính đến ngày 27/3, đã qua gần 1,5 tháng các xã còn dịch kể trên đều đã được khống chế và đã qua 30 ngày không phát sinh ổ dịch mới. UBND các huyện, thị xã, thành phố cũng đã công bố hết dịch trên 59 xã, phường, thị trấn  thuộc địa phương mình.

Tuy nhiên, bệnh dịch tả lợn châu Phi chưa có vắc xin phòng bệnh, thuốc điều trị đặc hiệu và đường truyền lây nhiếm rất phức tạp.

Để công tác phòng, chống dịch bệnh đạt hiệu quả, tỉnh Quảng Bình tiếp tục đẩy mạnh áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học. Tỉnh cũng đã thống nhất chủ trương sẽ không tái đàn ồ ạt, mà làm từng bước, có lộ trình. 

Thời gian tới, Quảng Bình sẽ tăng cường công tác quản lý kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; tổ chức ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép ra, vào địa bàn tỉnh. Bố trí kinh phí, nhân lực, dự trữ hóa chất để chủ động xử lý ổ dịch và môi trường tại các khu vực nguy cơ cao…

Cùng lúc, Quảng Bình cũng quyết liệt phòng chống dịch cúm gia cầm trước tình hình dịch đã tái phát ở nhiều tỉnh, thành.

Cùng lúc, Quảng Bình cũng quyết liệt phòng chống dịch cúm gia cầm trước tình hình dịch đã tái phát ở nhiều tỉnh, thành.

Bên cạnh đó, trước diễn biến phức tạp của các loại dịch bệnh trên vật nuôi, nhất là cúm gia cầm A/H5N1 và A/H5N6 xuất hiện tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước, tại Quảng Bình dù chưa ghi nhận trường hợp phát sinh ổ dịch nhưng thực hiện chỉ đạo của Sở NN- PTNT tỉnh, Chi cục Chăn nuôi - Thú y Quảng Bình tích cực tham mưu, hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị, địa phương chủ động triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh gia cầm; xây dựng vùng, cơ sở, chăn nuôi gia súc, gia cầm an toàn dịch bệnh theo quy định.

Hiện, 8/8 huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn cũng đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt.

Xem thêm
Không để việc sắp xếp bộ máy ảnh hưởng đến phòng, chống dịch bệnh

HÀ TĨNH Đó là một trong những chỉ đạo mới nhất của UBND tỉnh Hà Tĩnh nhằm khống chế dịch tả lợn Châu Phi và một số dịch bệnh đang xảy ra trên đàn vật nuôi.

Những hứa hẹn ở Quỳnh Nhai

SƠN LA 7 năm trôi qua, diện tích trồng cây mắc ca ở Quỳnh Nhai ngày càng mở rộng, sản lượng tăng dần, doanh nghiệp chế biến sâu đã liên kết đầu tư để nâng giá trị.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Đắk Nông chuyển đổi cơ cấu cây trồng để chống hạn

ĐẮK NÔNG Trước tình trạng nắng hạn ngày càng gay gắt, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông chủ động định hướng người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

PGS.TS Vũ Năng Dũng: Đất và nước đã hòa một mối

Khi Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ NN-PTNT sáp nhập, hai yếu tố đầu vào quan trọng của nông nghiệp là đất và nước đã về một mối.

Sếu đầu đỏ Thái Lan đã về Tràm Chim

Đồng Tháp Tỉnh Đồng Tháp đã chính thức tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ từ Thái Lan, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong nỗ lực bảo tồn loài chim quý hiếm tại Vườn quốc gia Tràm Chim.