| Hotline: 0983.970.780

Phục hồi sức khỏe cây trồng, cảnh giác sâu bệnh hại sau mưa lũ

Chủ Nhật 29/09/2024 , 18:14 (GMT+7)

THÁI NGUYÊN Sử dụng nấm đối kháng Trichoderma ủ với phân hữu cơ, tăng cường bón phân hữu cơ vi sinh để làm giàu hệ vi sinh vật đất, nhất là các vi sinh vật đối kháng.

Bão số 3 gây mưa lớn, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên bị ngập lụt, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp.

Sau mưa lũ, sức khỏe cây trồng suy giảm, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh sâu bệnh hại, nông dân cần thăm đồng thường xuyên để chủ động chăm sóc, phòng chống sâu bệnh.

Tại xã Phủ Lý, huyện Phú Lương (Thái Nguyên), nhiều diện tích lúa bị đổ ngã, nước lũ tràn về nhiều ngày tiềm ẩn nguy cơ dịch hại cao, bà con vì lẽ đó cũng thăm đồng thường xuyên hơn.

Lúa đổ do mưa bão tại xã Phủ Lý, huyện Phú Lương. Ảnh: Quang Linh.

Lúa đổ do mưa bão tại xã Phủ Lý, huyện Phú Lương. Ảnh: Quang Linh.

Gia đình ông Lưu Thanh Hải ở xóm Đồng Chợ, xã Phủ Lý sống dựa hoàn toàn vào canh tác nông nghiệp. Đợt lũ lụt vừa qua đã gây thiệt hại nặng khiến lão nông này xót xa vô cùng.

“Thời gian tới, chúng tôi mong muốn được hỗ trợ giống, vật tư nông nghiệp để canh tác trở lại. Hi vọng cơ quan chuyên môn hỗ trợ giúp gia đình khôi phục sản xuất, phòng trừ sâu bệnh hại. Hai vợ chồng tôi già cả rồi, ngoài nông nghiệp thì không biết làm gì khác”, ông Hải tâm sự.

Phủ Lý là xã vốn còn gặp nhiều khó khăn, nay phải chịu thiệt hại nặng do mưa lũ. Riêng về nông nghiệp, xã ghi nhận 104ha lúa, hoa màu và 10ha rừng bị ngập úng, gãy đổ; 12.150 con gia súc, gia cầm bị chết; 12ha nuôi cá bị ngập. Tổng thiệt hại về nông nghiệp trên 1 tỷ đồng.

Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Phú Lương cho biết, ngay sau khi nước lũ rút, UBND huyện Phú Lương đã có văn bản chỉ đạo các xã, thị trấn khẩn trương triển khai các giải pháp bảo vệ, phòng trừ dịch hại trên cây trồng.

Đối với sản xuất trồng trọt và công tác bảo vệ thực vật, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phú Lương đã hướng dẫn các địa phương thực hiện các biện pháp chăm sóc, khôi phục các diện tích lúa bị ảnh hưởng do ngập nước, thực hiện khơi, thoát nước đọng trên đồng ruộng và vườn cây ăn quả, hướng dẫn, tính toán thời điểm thu hoạch lúa và rau màu để chuẩn bị cho vụ đông đảm bảo khung thời vụ. 

Hiện nay, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phú Lương đang tiến hành kiểm tra, hướng dẫn trực tiếp tại khu vực bị ngập lụt và tại các hộ dân để tiếp tục hướng dẫn người dân các biện pháp khắc phục sau bão lũ về lĩnh vực nông nghiệp.

Nguy cơ dịch hại cao trên cây lúa sau mưa lũ. Ảnh: Quang Linh.

Nguy cơ dịch hại cao trên cây lúa sau mưa lũ. Ảnh: Quang Linh.

Bà Nịnh Thị Thắng, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phú Lương lưu ý, thời gian này lúa rất dễ phát sinh các bệnh như bạc lá, đốm sọc vi khuẩn...  và các sâu hại như sâu đục thân 2 chấm... Vì vậy các xã, thị trấn cần tăng cường công tác phòng chống bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn trên các diện tích gieo cấy giống nhiễm nặng bằng các thuốc bảo vệ thực vật đặc hiệu.

Đối với diện tích lúa bị đổ ngã, cần kiểm tra mật độ rầy nâu, rầy lưng trắng, theo dõi chặt chẽ diễn biến phát sinh của rầy để hướng dẫn nông dân phòng trừ kịp thời nơi có mật độ cao.

Theo dõi chặt chẽ mật độ ổ trứng trên lúa giai đoạn đòng già - trỗ, nhất là trà lúa trỗ trung tuần tháng 9 để chủ động trong công tác chỉ đạo phòng trừ sâu đục thân 2 chấm. Đối với rau màu, bà con cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra để kịp thời phát hiện các loại nấm bệnh thường phát sinh gây hại sau mưa lũ.

Người dân có thể sử dụng nấm đối kháng Trichoderma ủ với phân hữu cơ và tăng cường bón phân hữu cơ vi sinh để làm giàu hệ vi sinh vật đất, đặc biệt là các vi sinh vật đối kháng.

Sở NN-PTNT tỉnh Thái Nguyên cũng vừa ban hành văn bản yêu cầu Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh tăng cường công tác công tác kiểm tra đồng ruộng, điều tra, dự tính, dự báo tình hình phát sinh gây hại của các đối tượng dịch hại, đặc biệt là sự bùng phát của sâu bệnh hại như rầy nâu, sâu sâu đục thân, bệnh bạc lá... sau mưa bão để hướngdẫn các biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả

Thực hiện tốt công tác quản lý giống, vật tư nông nghiệp; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những sai phạm trong sản xuất kinh doanh giống cây trồng, vật tư nông nghiệp; ngăn chặn tình trạng vật tư nông nghiệp giả, kém chất lượng lưu thông trên thị trường nhằm đảm bảo phục vụ tốt nhất cho sản xuất.

Xem thêm
Nuôi 300 con dúi, 300 gà đen mang lại doanh thu nửa tỷ đồng

ĐỒNG THÁP Tổng thu nhập từ đàn dúi 300 con và đàn gà đen 300 con đem về cho anh Huỳnh Văn Hiếu ở Đồng Tháp khoảng nửa tỷ đồng mỗi năm.

Phát hiện 33 con bò mắc bệnh lở mồm long móng

QUẢNG NGÃI Phát hiện 33 con bò của 17 hộ dân có triệu chứng bệnh lở mồm long móng, xã Đăk Plô (tỉnh Quảng Ngãi) đã khẩn trương khoanh vùng, kiểm soát, không để dịch lan rộng.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Bình luận mới nhất