| Hotline: 0983.970.780

Phòng cháy rừng là chính, chữa cháy rừng kịp thời

Thứ Năm 29/06/2023 , 15:05 (GMT+7)

Đó là quan điểm chỉ đạo của đoàn công tác Cục Kiểm lâm sau khi đi kiểm tra công tác bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy chữa cháy rừng tại Hà Tĩnh.

Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm Nguyễn Hữu Thiện đề nghị Hà Tĩnh thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ trong PCCCR theo tinh thần 'phòng cháy là chính, chữa cháy kịp thời'. Ảnh: Thanh Nga.

Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm Nguyễn Hữu Thiện đề nghị Hà Tĩnh thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ trong PCCCR theo tinh thần “phòng cháy là chính, chữa cháy kịp thời”. Ảnh: Thanh Nga.

Từ đầu tháng 4 đến nay, trên địa bàn Hà Tĩnh xuất hiện nhiều đợt nắng nóng kéo dài. Theo dự báo, 10 ngày đầu tháng 7 sắp tới tiếp tục xuất hiện đợt nắng với nền nhiệt trên dưới 40 độ C, gây khó khăn cho công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR).

Ông Hoàng Quốc Huấn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh thông tin, giai đoạn này, hoạt động bảo vệ rừng, PCCCR của lực lượng kiểm lâm và các chủ rừng vô cùng gian nan. Nguyên nhân khách quan là thời tiết khắc nghiệt nhưng vấn đề cần bàn là biên chế kiểm lâm đang thiếu hụt nghiêm trọng, do đó những địa phương có diện tích rừng lớn như huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang…, một kiểm lâm viên phải “bao” hàng nghìn ha, rất khó để bao quát hết tác động tiêu cực lên rừng.

Song hành với PCCCR, nhiệm vụ ngăn chặn lấn chiếm đất rừng cũng phải đặc biệt quan tâm. Ảnh: Thanh Nga.

Song hành với PCCCR, nhiệm vụ ngăn chặn lấn chiếm đất rừng cũng phải đặc biệt quan tâm. Ảnh: Thanh Nga.

Hơn nữa, một số địa phương, nhất là cấp xã chưa thực sự quan tâm, vào cuộc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lâm nghiệp; chưa có các giải pháp bảo vệ rừng hiệu quả, có vụ việc phát hiện nhưng chưa thật sự tập trung điều tra xử lý dứt điểm nên rừng ở một số nơi vẫn bị xâm hại, tranh chấp, lấn chiếm.

Không ít chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân tự ý xẻ, phát rừng tự nhiên nghèo kiệt trái phép để trồng rừng nguyên liệu, cây ăn quả…; tự ý xử lý thực bì bằng lửa không đúng quy định hay đốt ong trong thời gian cao điểm nắng nóng…

Hiện nay diện tích rừng trọng điểm dễ cháy trên địa bàn Hà Tĩnh lên đến 120 nghìn ha. Ảnh: Thanh Nga.

Hiện nay diện tích rừng trọng điểm dễ cháy trên địa bàn Hà Tĩnh lên đến 120 nghìn ha. Ảnh: Thanh Nga.

“Giai đoạn này ý thức bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng của người dân cực kỳ quan trọng. Bà con tuyệt đối không xử lý thực bì khi chưa được cơ quan chức năng cho phép; đặc biệt, hạn chế sử dụng lửa ở khu vực gần rừng, bởi chỉ cần một mồi lửa dù là tàn thuốc lá cũng có thể gây nên cháy rừng quy mô lớn”, ông Huấn nhấn mạnh.

Trong chuyến kiểm tra thực địa diện tích rừng phòng hộ tại thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh mới đây, ông Nguyễn Hữu Thiện, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm đánh giá cao công tác quản lý, bảo vệ rừng và sự chuẩn bị chu đáo các điều kiện phục vụ PCCCR của tỉnh này.

Chủ rừng và các lực lượng chuyên trách phải thường trực canh gác 24/24h. Ảnh: Thanh Nga.

Chủ rừng và các lực lượng chuyên trách phải thường trực canh gác 24/24h. Ảnh: Thanh Nga.

Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm đề nghị thị xã Hồng Lĩnh nói riêng và Hà Tĩnh nói chung tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng; tăng cường công tác kiểm tra, đảm bảo lực lượng, phương tiện, thiết bị thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ trong PCCCR theo tinh thần “phòng cháy là chính, chữa cháy kịp thời”; đẩy mạnh tuyên truyền đến mọi tầng lớp nhân dân về tầm quan trọng của rừng để nâng cao nhận thức và chung tay bảo vệ rừng, nhất là trong bối cảnh nắng nóng gay gắt hiện nay.

Hà Tĩnh có hơn 359 nghìn ha rừng và đất lâm nghiệp, phân bố trên địa bàn 13 huyện, thị xã, thành phố. Trong đó: đất có rừng hơn 337 nghìn ha; đất chưa có rừng trên 22 nghìn ha; tỷ lệ che phủ rừng năm 2022 là 52,56%.

Hiện nay, diện tích rừng trọng điểm dễ cháy trên toàn tỉnh lên đến 120 nghìn ha, phân bố trên 12 huyện, thị xã, chủ yếu là rừng trồng thông thuần loài; rừng trồng thông hỗn giao với keo, bạch đàn; rừng trồng keo thuần loài; rừng hỗn giao tre, nứa…

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.