| Hotline: 0983.970.780

Phát hiện sớm dịch bệnh đàn vật nuôi từ hệ thống thú y cơ sở

Thứ Ba 04/04/2023 , 14:51 (GMT+7)

THỪA THIÊN - HUẾ Nhờ mạng lưới thú y cơ sở được củng cố, kiện toàn nên công tác giám sát, phát hiện sớm dịch bệnh, tiêm phòng vacxin được thực hiện hiệu quả ngay tại nơi xuất phát.

Nhân viên thú y cơ sở có vai trò quan trọng trong việc phát hiện kịp thời dịch bệnh từ khi mới phát sinh. Ảnh: CĐ.

Nhân viên thú y cơ sở có vai trò quan trọng trong việc phát hiện kịp thời dịch bệnh từ khi mới phát sinh. Ảnh: CĐ.

Thừa Thiên - Huế là tỉnh có tiềm năng lớn về sản xuất nông nghiệp, trong đó có lĩnh vực chăn nuôi. Những năm qua, người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đã chuyển dần từ hình thức quảng canh với quy mô nhỏ mang tính truyền thống, tận dụng, sang sản xuất chăn nuôi hàng hóa.

Tuy nhiên, nhìn chung phương thức chăn nuôi của phần lớn nông dân vẫn còn phân tán, nhỏ lẻ. Địa phương lại nằm trên trục giao thương Bắc - Nam nên nguy cơ xảy ra dịch bệnh là rất lớn, đòi hỏi hoạt động thú y luôn được củng cố, đặc biệt là mạng lưới thú y cơ sở.

Sau khi các trạm thú y và chăn nuôi cấp huyện được sáp nhập thành Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp đã làm cho hệ thống thú y trên địa bàn tỉnh đứt gãy, nảy sinh nhiều bất cập. Đơn cử như về công tác giám sát, phát hiện bệnh, báo cáo dịch bệnh bị chậm trễ, thậm chí nhiều nơi không thực hiện được do không có chuyên môn, không chẩn đoán ra bệnh, nhiều địa phương không còn lực lượng thú y để tổ chức phòng, chống dịch bệnh.

Hệ quả là dịch bệnh thường lây lan rộng, dây dưa, kéo dài, gây tổn thất nghiêm trọng. Bên cạnh đó, công tác kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y tại các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ không quản lý hoặc quản lý không hết gây mất an toàn thực phẩm.

Công tác phòng dịch đạt hiệu quả cao hơn khi mạng lưới thú y cơ sở được kiện toàn, củng cố. Ảnh: CĐ.

Công tác phòng dịch đạt hiệu quả cao hơn khi mạng lưới thú y cơ sở được kiện toàn, củng cố. Ảnh: CĐ.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới thú y cơ sở, đáp ứng tốt yêu cầu phòng chống dịch bệnh trong tình hình mới, ngày 18/8/2022, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã ban hành quyết định số 1969/QĐ-UBND về việc thành lập 8 trạm chăn nuôi và thú y các huyện, thị xã trực thuộc Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh.

Các trạm chăn nuôi và thú y mới thành lập của Thừa Thiên - Huế gồm: Trạm Chăn nuôi và Thú y thị xã Hương Trà, thị xã Hương Thủy, huyện Phong Điền, huyện Quảng Điền, huyện Phú Vang, huyện Phú Lộc, huyện Nam Đông và Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện A Lưới.

Sau khi tái lập các trạm chăn nuôi và thú y cấp huyện, hệ thống thú y cơ sở trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế đã được củng cố, kiện toàn xuyên suốt từ tỉnh đến các xã, phường. Từ đó, bảo đảm việc kiểm soát dịch bệnh sớm, từ xa, ngay từ khi ổ dịch còn nhỏ lẻ, đồng thời nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý vật nuôi, dịch bệnh và phát triển chăn nuôi trên địa bàn toàn tỉnh.

Theo ông Nguyễn Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Thừa Thiên - Huế, việc thành lập 8 trạm chăn nuôi và thú y các huyện, thị xã sẽ giúp quản lý nhà nước chuyên ngành và tổ chức thực thi pháp luật về chăn nuôi và thú y được thuận lợi, thống nhất xuyên suốt từ tỉnh đến cơ sở.

Thực tế cho thấy, mạng lưới thú y cơ sở tại một số xã, phường tại tỉnh Thừa Thiên - Huế vẫn còn yếu và thiếu. Ảnh: CĐ.

Thực tế cho thấy, mạng lưới thú y cơ sở tại một số xã, phường tại tỉnh Thừa Thiên - Huế vẫn còn yếu và thiếu. Ảnh: CĐ.

Đặc biệt, chính mạng lưới thú y cơ sở được củng cố, kiện toàn mà công tác giám sát, phát hiện, báo cáo dịch bệnh; tiêm phòng các loại vắc xin; kiểm dịch động vật được thực hiện tốt ngay tại nơi xuất phát. Bên cạnh đó, nhờ lực lượng thú y cơ sở này mà việc kiểm soát giết mổ, thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y được thực hiện hiệu quả theo đúng quy định của pháp luật.

“Sau khi thành lập các trạm chăn nuôi và thú y cấp huyện, việc tổ chức thực hiện giám sát, điều tra, chẩn đoán, phát hiện kịp thời, dự báo tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản kịp thời hơn. Trong trường hợp dịch bệnh xảy ra, cũng chính đội ngũ thú y cơ sở là những người nắm bắt, đề xuất áp dụng các giải pháp kỹ thuật phù hợp để khống chế, ngăn chặn và dập tắt dịch bệnh kịp thời nhất, tránh lây lan rộng”, ông Hưng cho biết.

Tuy nhiên, theo lãnh đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Thừa Thiên - Huế, dù mạng lưới thú y cơ sở đã được củng cố, kiện toàn nhưng trên thực tế hoạt động của lực lượng này vẫn còn một số khó khăn nhất định như Nghị quyết về bố trí và quy định chế độ phụ cấp đối với nhân viên thú y trên địa bàn tỉnh đã ban hành nhưng hiện nay vẫn còn một số xã chưa quan tâm đến các chế độ chính sách đãi ngộ cho nhân viên thú y.

Cụ thể, một số xã ban hành quyết định bố trí nhân viên thú y xã nhưng không xây dựng dự toán kinh phí để trả phụ cấp. Điều này đã làm cho một số nhân viên thú y xã chưa toàn tâm, toàn ý với công việc, chưa thực sự yên tâm công tác.

Cùng với đó, mạng lưới thú y cơ sở tại một số xã, phường vẫn còn yếu và thiếu, chưa đảm bảo số lượng nhân viên thú y xã theo quy định. Trong khi đó, việc tuyển người đạt chuẩn về trình độ chuyên môn thú y, tâm huyết với nghề vẫn là vấn đề khá nan giải, khó có thể giải quyết một sớm, một chiều.

Toàn tỉnh Thừa Thiên - Huế hiện có 262 nhân viên thú y xã và hơn 304 thú y viên, phân bố trên địa bàn 8 huyện, thị xã, thành phố. Địa phương cũng đã có Nghị quyết số 13/2021/NQ-HĐND ngày 16/7/2021 của HĐND tỉnh bố trí mỗi xã 2 nhân viên thú y, hưởng chính sách với hệ số phụ cấp 0,8 mức tiền lương cơ sở/người và các chế độ khác theo quy định.

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 3] Nuôi gà Đông Tảo thuần chủng

Tây Ninh Gà Đông Tảo từng được xem là gà 'tiến vua', tại xã biên giới Tân Hà, anh Nguyễn Thế Thao đang trở thành tâm điểm chú ý khi nhân nuôi thành công giống gà này.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.