Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp

Chủ Nhật, 11/5/2025 17:28 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Nuôi lợn vượt qua bão dịch, cấp giống cho dân tái đàn

Thứ Năm 21/05/2020 , 09:12 (GMT+7)

Ông Nguyễn Văn Sáng (Hải Xuân, Hải Hậu) là người đầu tiên ở Nam Định chăn nuôi lợn rừng. Hiện, ông đã có hơn 20 năm kinh nghiệm nuôi loài động vật hoang dã này.

Trước khi nuôi lợn rừng, ông Sáng có nhiều năm nuôi dê. Song, hiệu quả kinh tế không cao. Ông chuyển sang tìm hiểu và chăn nuôi một lúc 3 loài động vật (nhím, cầy hương, lợn rừng). Tuy nhiên, chỉ có lợn rừng đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Ảnh: Mai Chiến.

Trước khi nuôi lợn rừng, ông Sáng có nhiều năm nuôi dê. Song, hiệu quả kinh tế không cao. Ông chuyển sang tìm hiểu và chăn nuôi một lúc 3 loài động vật (nhím, cầy hương, lợn rừng). Tuy nhiên, chỉ có lợn rừng đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Ảnh: Mai Chiến.

Và, từ đó, ông Sáng chuyển hẳn sang chăn nuôi lợn rừng. Ông Sáng bảo, chăn nuôi lợn rừng vừa nhàn, vừa dễ nuôi; không vất vả, tốn nhiều công chăm sóc. Giá cả ổn định. Nguồn thức ăn lại dễ tìm, chủ yếu cho ăn thân cây chuối, bã đậu và một số loại rau. Ảnh: Mai Chiến.

Và, từ đó, ông Sáng chuyển hẳn sang chăn nuôi lợn rừng. Ông Sáng bảo, chăn nuôi lợn rừng vừa nhàn, vừa dễ nuôi; không vất vả, tốn nhiều công chăm sóc. Giá cả ổn định. Nguồn thức ăn lại dễ tìm, chủ yếu cho ăn thân cây chuối, bã đậu và một số loại rau. Ảnh: Mai Chiến.

Trang của gia đình ông được thiết kế 2 dãy nuôi tách biệt. Một dãy nuôi lợn bố mẹ, một dãy nuôi lợn sinh sản, con giống. Theo thống kê, hiện trang trại của gia đình ông Sáng có khoảng 100 con lợn rừng (29 lợn mẹ, 2 lợn đực, 24 lợn choai và gần 40 lợn con theo mẹ). Ảnh: Mai Chiến.

Trang của gia đình ông được thiết kế 2 dãy nuôi tách biệt. Một dãy nuôi lợn bố mẹ, một dãy nuôi lợn sinh sản, con giống. Theo thống kê, hiện trang trại của gia đình ông Sáng có khoảng 100 con lợn rừng (29 lợn mẹ, 2 lợn đực, 24 lợn choai và gần 40 lợn con theo mẹ). Ảnh: Mai Chiến.

Nhờ chăn nuôi có quy trình, phun thuốc khử trùng định kì, 2 lần/tuần; chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát và áp dụng các biện pháp an toàn sinh học nên đàn lợn rừng của gia đình ông luôn khỏe mạnh. Năm 2019, khi mà nhiều trang trại, gia trại bị dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) 'tấn công' thì trang trạng của gia đình ông vẫn an toàn. Ảnh: Mai Chiến.

Nhờ chăn nuôi có quy trình, phun thuốc khử trùng định kì, 2 lần/tuần; chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát và áp dụng các biện pháp an toàn sinh học nên đàn lợn rừng của gia đình ông luôn khỏe mạnh. Năm 2019, khi mà nhiều trang trại, gia trại bị dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) “tấn công” thì trang trạng của gia đình ông vẫn an toàn. Ảnh: Mai Chiến.

'Thời điểm DTLCP bùng phát, trong trang trại đang có hơn 250 con lợn rừng, gồm 39 lợn bố mẹ, 80 lợn choai và gần 150 lợn con theo mẹ. Song, nhờ áp dụng tốt các biện pháp an toàn sinh học, thực hiện phương châm 'cửa đóng, then cài' nên trang trại của gia đình tôi vẫn an toàn', ông Sáng nhớ lại. Ảnh: Mai Chiến.

“Thời điểm DTLCP bùng phát, trong trang trại đang có hơn 250 con lợn rừng, gồm 39 lợn bố mẹ, 80 lợn choai và gần 150 lợn con theo mẹ. Song, nhờ áp dụng tốt các biện pháp an toàn sinh học, thực hiện phương châm “cửa đóng, then cài” nên trang trại của gia đình tôi vẫn an toàn”, ông Sáng nhớ lại. Ảnh: Mai Chiến.

Ông Sáng cho biết thêm, khi tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, nhiều hộ chăn nuôi lợn rừng muốn tái đàn trở lại nên ông đã quyết định bán 1 đàn bố mẹ (hơn 10 con) và hàng chục con lợn choai, giống cho người dân, để họ yên tâm sản xuất. Ảnh: Mai Chiến.

Ông Sáng cho biết thêm, khi tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, nhiều hộ chăn nuôi lợn rừng muốn tái đàn trở lại nên ông đã quyết định bán 1 đàn bố mẹ (hơn 10 con) và hàng chục con lợn choai, giống cho người dân, để họ yên tâm sản xuất. Ảnh: Mai Chiến.

Theo ông Sáng, dòng lợn rừng mà gia đình ông đang nuôi thuộc dòng lợn rừng Thái lai Việt. Dòng lợn này cho chất lượng thịt thơm ngon; lợn mẹ sinh sản tốt hơn lợn rừng bản địa. Ảnh: Mai Chiến.

Theo ông Sáng, dòng lợn rừng mà gia đình ông đang nuôi thuộc dòng lợn rừng Thái lai Việt. Dòng lợn này cho chất lượng thịt thơm ngon; lợn mẹ sinh sản tốt hơn lợn rừng bản địa. Ảnh: Mai Chiến.

Hiện nay, ngoài phục vụ lợn thương phẩm cho các nhà hàng, khách sạn… ông còn cung cấp con giống cho người dân trong và ngoài tỉnh. Ảnh: Mai Chiến.

Hiện nay, ngoài phục vụ lợn thương phẩm cho các nhà hàng, khách sạn… ông còn cung cấp con giống cho người dân trong và ngoài tỉnh. Ảnh: Mai Chiến.

Theo tính toán của ông Sáng, mỗi năm gia đình ông 'đút túi' hơn 200 triệu đồng (đã trừ chi phí) từ mô hình chăn nuôi lợn rừng. Ảnh: Mai Chiến.

Theo tính toán của ông Sáng, mỗi năm gia đình ông “đút túi” hơn 200 triệu đồng (đã trừ chi phí) từ mô hình chăn nuôi lợn rừng. Ảnh: Mai Chiến.

Xem thêm
Người đàn ông tử vong sau hai lần bị chó cắn

BÀ RỊA - VŨNG TÀU Một người đàn ông 48 tuổi ở thành phố Phú Mỹ tử vong với các dấu hiệu nghi mắc bệnh dại, sau hai lần bị chó cắn nhưng không tiêm phòng.

10 ngày nữa, vải thiều Thanh Hà chín sớm vào vụ thu hoạch

Các trà vải thiều Thanh Hà đều cho thu hoạch muộn hơn so với năm ngoái 10 ngày do thời tiết năm nay lạnh kéo dài.

Xây dựng thương hiệu quốc gia cho hoa Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Hoàng Trung khẳng định, hoa - cây cảnh là ngành hàng phát triển và được quan tâm nhiều trên thế giới.

Sụt lún ngày càng lan rộng, cần sớm xác định nguyên nhân

Bắc Kạn Từ hố sụt lún đầu tiên vào tháng 3, đến nay đã xuất hiện 7 hố sụt lún ở thôn Hiệp Lực, xã Kim Lư, huyện Na Rì (Bắc Kạn) khiến người dân lo lắng.

Nghị quyết 57 như 'hồi trống lệnh' hiệu triệu nhà khoa học

Đông đảo nhà khoa học, doanh nghiệp, tổ chức khoa học công nghệ đặt nhiều kỳ vọng từ hội nghị triển khai thực hiện Nghị quyết 57 của ngành nông nghiệp và môi trường.

9 kiến nghị phát triển khoa học công nghệ ngành chăn nuôi, thủy sản

9 kiến nghị tâm huyết được đưa ra nhằm tháo gỡ nút thắt, thúc đẩy KHCN trong chăn nuôi và thủy sản, hiện thực hóa Nghị quyết số 57-NQ/TW vào thực tiễn sản xuất.

Quảng Ngãi: Hơn 159.000 ha rừng nguy cơ cháy cao

Năm 2025, dự báo trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có hơn 159.000 ha nằm trong vùng trọng điểm nguy cơ cao xảy ra cháy rừng.