| Hotline: 0983.970.780

Nuôi heo rừng bằng thảo dược 'miễn nhiễm' dịch bệnh

Thứ Tư 20/05/2020 , 08:36 (GMT+7)

Anh Đoàn Phan Dinh ở Đồng Tháp cho heo rừng ăn thức ăn bằng thảo dược, trị bệnh bằng thuốc nam, heo ngủ trên nền đệm lót sinh học… đem lại kết quả cao.

Trang trại của anh Đoàn Phan Dinh ở ấp An Hòa, xã An Khánh, huyện Châu Thành (Đồng Tháp) thả nuôi 100 con heo rừng lai, được áp dụng rất khoa học cho heo ngủ đệm lót sinh học và ăn cây thảo dược phòng ngừa bệnh.

Trang trại của anh Đoàn Phan Dinh ở ấp An Hòa, xã An Khánh, huyện Châu Thành (Đồng Tháp) thả nuôi 100 con heo rừng lai, được áp dụng rất khoa học cho heo ngủ đệm lót sinh học và ăn cây thảo dược phòng ngừa bệnh.

Cho heo ăn các loại thức ăn từ bả hèm, tấm cám, các loại được nấu chín và các loại cây trồng xung quanh trong vườn nhà như chuối cây, rau muốn, rau lang.

Cho heo ăn các loại thức ăn từ bả hèm, tấm cám, các loại được nấu chín và các loại cây trồng xung quanh trong vườn nhà như chuối cây, rau muốn, rau lang.

Điểm khác lạ mô hình của anh Dinh, là dành riêng 1 công đất chuyên trồng các loại rau thảo dược như đinh lăng, lượt vàng, tam thất, chùm ngây, bìm bịp…để hái vào cho heo ăn giúp heo tiêu hóa tốt và tăng cường sức đề kháng.

Điểm khác lạ mô hình của anh Dinh, là dành riêng 1 công đất chuyên trồng các loại rau thảo dược như đinh lăng, lượt vàng, tam thất, chùm ngây, bìm bịp…để hái vào cho heo ăn giúp heo tiêu hóa tốt và tăng cường sức đề kháng.

Nhờ cách nuôi bằng thảo dược, nên đợt dịch tả heo Châu Phi vừa qua đàn heo của anh Dinh không hề bị ảnh hưởng.

Nhờ cách nuôi bằng thảo dược, nên đợt dịch tả heo Châu Phi vừa qua đàn heo của anh Dinh không hề bị ảnh hưởng.

Anh Dinh chia sẻ, anh luôn tuân thủ mỗi ngày phun thuốc sát trùng 3-4 lần, kết hợp rải vôi xung quanh. Không cho heo ăn các loại nông sản thừa, cũng không cho ăn lục bình, không cho uống nước sông mà chuyển sang uống nước máy hoặc nước giếng. Cho heo ăn các loại thức ăn từ bả hèm, tấm cám nấu chín và các loại cây trồng trong vườn nhà như chuối cây, rau muống, rau lang…

Anh Dinh chia sẻ, anh luôn tuân thủ mỗi ngày phun thuốc sát trùng 3-4 lần, kết hợp rải vôi xung quanh. Không cho heo ăn các loại nông sản thừa, cũng không cho ăn lục bình, không cho uống nước sông mà chuyển sang uống nước máy hoặc nước giếng. Cho heo ăn các loại thức ăn từ bả hèm, tấm cám nấu chín và các loại cây trồng trong vườn nhà như chuối cây, rau muống, rau lang…

Bên cạnh đó anh áp dụng toàn bộ trại heo rừng nuôi theo quy trình bằng đệm lót sinh học và tuân thủ tiêm phòng dịch bệnh theo định kỳ cho đàn heo. Vì vậy đàn heo của anh luôn khỏe mạnh và có heo xuất bán theo định kỳ, kể cả những tháng đang trong mùa dịch bệnh.

Bên cạnh đó anh áp dụng toàn bộ trại heo rừng nuôi theo quy trình bằng đệm lót sinh học và tuân thủ tiêm phòng dịch bệnh theo định kỳ cho đàn heo. Vì vậy đàn heo của anh luôn khỏe mạnh và có heo xuất bán theo định kỳ, kể cả những tháng đang trong mùa dịch bệnh.

Trang trại của anh Dinh rộng 2.000m2, xây chuồng nuôi kết hợp nuôi thả lang, trong đó có 20 con heo nái cho sinh sản quanh năm. Trung bình mỗi tháng anh Dinh xuất bán khoảng 30-50 con heo giống và heo thịt.

Trang trại của anh Dinh rộng 2.000m2, xây chuồng nuôi kết hợp nuôi thả lang, trong đó có 20 con heo nái cho sinh sản quanh năm. Trung bình mỗi tháng anh Dinh xuất bán khoảng 30-50 con heo giống và heo thịt.

Không dừng ở việc mở trang trại nuôi heo mà anh còn đứng ra thành lập Công ty TNHH TM-DV Heo Rừng liên kết hang trăm hộ dân chăn nuôi heo rừng ở 13 tỉnh thành ĐBSCL, cung cấp giống, kỹ thuật và cuối cùng bao tiêu heo cho nông dân. Bình quân 1 tháng anh thu mua khoảng 200 con heo rừng hơi để giao bán cho các quán ăn và nhà hàng ở các tỉnh miền Tây và TP.HCM.

Không dừng ở việc mở trang trại nuôi heo mà anh còn đứng ra thành lập Công ty TNHH TM-DV Heo Rừng liên kết hang trăm hộ dân chăn nuôi heo rừng ở 13 tỉnh thành ĐBSCL, cung cấp giống, kỹ thuật và cuối cùng bao tiêu heo cho nông dân. Bình quân 1 tháng anh thu mua khoảng 200 con heo rừng hơi để giao bán cho các quán ăn và nhà hàng ở các tỉnh miền Tây và TP.HCM.

Hướng đi của anh là giúp nông dân tái đàn heo rừng sau dịch theo mô hình '3 cái 1 đực' nhằm cải thiện kinh tế của bà con nông dân sau dịch tả heo Châu Phi, với chi phí đầu tư ban đầu khoảng 10 triệu đồng/hộ. Các hộ nuôi rất yên tâm vì được nhân viên Cty hỗ trợ kỹ thuật trong chăn nuôi, đến tận nhà trị bệnh miễn phí cho heo bằng thuốc nam, quan trọng hơn người nuôi được bao tiêu đầu ra.

Hướng đi của anh là giúp nông dân tái đàn heo rừng sau dịch theo mô hình “3 cái 1 đực” nhằm cải thiện kinh tế của bà con nông dân sau dịch tả heo Châu Phi, với chi phí đầu tư ban đầu khoảng 10 triệu đồng/hộ. Các hộ nuôi rất yên tâm vì được nhân viên Cty hỗ trợ kỹ thuật trong chăn nuôi, đến tận nhà trị bệnh miễn phí cho heo bằng thuốc nam, quan trọng hơn người nuôi được bao tiêu đầu ra.

Bình quân mỗi hộ nuôi heo rừng liên kết, đầu tư vốn ban đầu khoảng 12-15 triệu đồng (chuồng và con giống thường 3 cái 1 đực)  nuôi trong vòng 18 tháng thu lãi khoảng 50-60 triệu đồng.

Bình quân mỗi hộ nuôi heo rừng liên kết, đầu tư vốn ban đầu khoảng 12-15 triệu đồng (chuồng và con giống thường 3 cái 1 đực)  nuôi trong vòng 18 tháng thu lãi khoảng 50-60 triệu đồng.

Cty Heo Rừng cam kết, sau 3 năm nuôi, người dân không sinh lợi, có quyền trả lại heo và lấy tiền đã đầu tư về. Thậm chí heo bị dịch bệnh Cty sẽ hỗ trợ cho người nuôi 50% chi phí để tái đàn lại nuôi. Từ những cam kết rất thực tế trên, đến nay toàn vùng ĐBSCL đã có gần 500 hộ tham gia mô hình với anh và trong đó có gần 4.000 con heo nái đang cho sinh sản quanh năm.

Cty Heo Rừng cam kết, sau 3 năm nuôi, người dân không sinh lợi, có quyền trả lại heo và lấy tiền đã đầu tư về. Thậm chí heo bị dịch bệnh Cty sẽ hỗ trợ cho người nuôi 50% chi phí để tái đàn lại nuôi. Từ những cam kết rất thực tế trên, đến nay toàn vùng ĐBSCL đã có gần 500 hộ tham gia mô hình với anh và trong đó có gần 4.000 con heo nái đang cho sinh sản quanh năm.

Trong thời gian tới, anh Dinh sẽ tiếp tục mở rộng liên kết và bao tiêu sản phẩm cho người dân ĐBSCL. Bên cạnh đó, anh đang hướng đến nuôi heo rừng VietGAHP, nhằm đảm bảo heo rừng nuôi sạch từ chuồng nuôi đến bàn ăn và không gây ảnh hưởng môi trường.

Trong thời gian tới, anh Dinh sẽ tiếp tục mở rộng liên kết và bao tiêu sản phẩm cho người dân ĐBSCL. Bên cạnh đó, anh đang hướng đến nuôi heo rừng VietGAHP, nhằm đảm bảo heo rừng nuôi sạch từ chuồng nuôi đến bàn ăn và không gây ảnh hưởng môi trường.

Xem thêm
Bị xử phạt 5,5 triệu đồng do vứt xác lợn chết ra môi trường

TUYÊN QUANG Từ 19 đến 22/7, tỉnh Tuyên Quang buộc phải tiêu hủy 5.481 con lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi tại 376 hộ thuộc 114 thôn, 22 xã, với tổng trọng lượng hơn 304 tấn.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Thiếu dữ liệu, nông hộ cà phê khó đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Hàng trăm tàu cá bị kiểm tra, xử lý trên vịnh Bắc Bộ

HẢI PHÒNG Từ đầu năm 2025 đến nay, Chi cục Kiểm ngư Vùng I đã tuần tra 80 ngày trên biển, kiểm tra 187 tàu cá, xử lý hàng chục trường hợp vi phạm.

Cần Thơ trồng 5 ha rừng ngập mặn trên đất bãi bồi ven biển

Trồng và bảo vệ rừng hiện không còn là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và môi trường mà trở thành trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất