| Hotline: 0983.970.780

Nuôi heo bằng thảo dược đoạt giải Đặc biệt về phát huy tài nguyên bản địa

Thứ Năm 21/09/2023 , 15:32 (GMT+7)

QUẢNG BÌNH Nhân vật trong phóng sự 'Nuôi heo bằng thảo dược' trên Báo Nông nghiệp Việt Nam đã đoạt giải Đặc biệt Cuộc thi 'Phụ nữ khởi nghiệp, phát huy tài nguyên bản địa'.

Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp, phát huy tài nguyên bản địa” năm 2023 cấp Vùng miền Trung đã diễn ra từ ngày 18-19/9/2023 tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, Ban giám khảo đã chấm điểm lựa chọn và trao 22 giải thưởng với trị giá gần 150 triệu đồng và nhiều phần thưởng có giá trị khác.

Các dự án đoạt giải từ giải ba trở lên sẽ tiếp tục tham dự vòng Chung kết Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp Toàn quốc năm 2023.

Bà Hà Thị Nga, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam (phải) trao giải đặc biệt cho thí sinh Nguyễn Thị Hoài Sen đến từ tỉnh Quảng Bình. Ảnh: Thu Hà

Bà Hà Thị Nga, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam (phải) trao giải đặc biệt cho thí sinh Nguyễn Thị Hoài Sen đến từ tỉnh Quảng Bình. Ảnh: Thu Hà

Theo Ban tổ chức, giải đặc biệt của cuộc thi khởi nghiệp cấp vùng miền Trung được trao cho dự án "Ứng dụng khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo trong tổ chức nuôi heo thảo dược thức ăn vi sinh theo chuỗi giá trị có kiểm soát" của chị Nguyễn Thị Hoài Sen.

Chị Nguyễn Thị Hoài Sen (xã Sơn Lộc, huyện Bố Trạch, Quảng Bình), là nhân vật trong phóng sự “Nuôi heo bằng thảo dược” được đăng tải trên các ấn phẩm của Báo Nông nghiệp Việt Nam.

Vào năm 2019, chị Sen làm chuồng trại nuôi lợn theo kiểu truyền thống. Mấy năm đầu khởi nghiệp cũng là khi giá lợn đổi chiều lao dốc khiến chăn nuôi khi lỗ, khi lời nên số tiền dành dụm được chẳng đáng là bao. “Phải có con đường riêng mới có thể thành công được”, chị Sen suy tính như vậy và bắt tay vào việc thực hiện nuôi lợn bằng thảo dược.

Chị Sen kiểm tra hàng ngày đàn lợn nuôi bằng thức ăn thảo dược tạị trang trại. Ảnh: T.Phùng

Chị Sen kiểm tra hàng ngày đàn lợn nuôi bằng thức ăn thảo dược tạị trang trại. Ảnh: T.Phùng

Với kiến thức về các loại cây thảo dược từ hồi học ở trường y và học hỏi thêm những người lớn tuổi, chị đã đưa những cây thảo dược ủ lên men làm thức ăn cho đàn lợn.

Giai đoạn thử nghiệm, chị Sen chỉ nuôi 10 con. Tuy nuôi ít, nhưng khi bắt tay thực hiện mô hình, chị cũng gặp rất nhiều khó khăn. Chị tìm tòi và đi đến lựa chọn mua cá biển tươi chế thành đạm dinh dưỡng đưa vào khẩu phần ăn của lợn.

Trong diện tích gần 2 ha, chị Sen trồng các loại  cây như đỗ tương, đỗ xanh, đỗ đen, lạc... Các loại hạt được thu gom để bán, đỗ tương được dùng làm thức ăn cho lợn, còn toàn bộ thân cây sẽ đem ủ cùng phân lợn thành phân hữu cơ vi sinh bón lại cho cây và cải tạo đất.

Thức ăn thảo dược cho đàn lợn được chế biến tại xưởng tại trang trại. Ảnh: T.Phùng

Thức ăn thảo dược cho đàn lợn được chế biến tại xưởng tại trang trại. Ảnh: T.Phùng

Lợn nuôi bằng thảo dược phải trên 6 tháng mới xuất bán. Tuy nhiên, nếu so sánh thì lợn nuôi bằng thảo dược sẽ tiết kiệm được chi phí từ 300 - 400 ngàn đồng/con khi xuất bán. Trung bình mỗi năm, trang trại nuôi lợn thảo dược của chị Sen xuất chuồng khoảng 1.200 con lợn thương phẩm. Mỗi con lợn xuất chuồng có trọng lượng trên 100kg.

Xem thêm
Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.